Dân tộc Raglai chủ yếu sống ở khu vực miền Trung và Nam Trung Bộ của Việt Nam. Lịch sử phát triển của dân tộc Raglai như thế nào? Dân tộc này có đặc điểm gì nổi bật?… Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu chi tiết về người Raglai ở bài viết dưới đây.
Lịch sử phát triển của dân tộc Raglai
Người Raglai có nhiều các tên gọi khác nhau như Rang ngok, Ra Glay… Được biết đây là một nhánh của dân tộc Chăm, có số liệu thống kê chỉ ra rằng dân tộc Raglai có khoảng hơn 100.000 người. Phần lớn người Raglai tập trung cư trú tại các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa, Bình Thuận, một phần nhỏ sinh sống tại các tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng.
Dân tộc Raglai thuộc nhóm ngữ hệ Malayo – Polynesien, đây là nhóm ngữ chung với các dân tộc khác như Chu Ru, Ê Đê, Chăm, Gia-rai, Chăm. Đến nay nguồn gốc của nhóm người này chưa xác định được nguồn gốc từ Đông Nam Á hay di chuyển từ các vùng biển phía Nam Trung Quốc di chuyển xuống Việt Nam.
Người Raglai có quá trình phát triển theo hai giai đoạn chính bao gồm:
- Giai đoạn 1: Thời kỳ này khi người Raglai thực hiện giao lưu văn hóa với người Chăm. Sau đó người Chăm phát triển và trở thành vương quốc vững mạnh thì người Raglai đã chuyển đến sinh sống phía núi Tây Nguyên cùng với một số vùng ven biển. Để cai quản tốt người Raglai thì người Chăm đã đặt ra những đầu xứ sở thực hiện trách nhiệm quản lý dân tộc này;
- Giai đoạn 2: Từ thế kỷ 17 người Raglai thực hiện giao lưu văn hóa với người Việt và các nhiều dân tộc khác trong lãnh thổ Việt Nam.
Xem thêm:
- Giới thiệu các đặc điểm chính của dân tộc Mường
- Lịch sử và ý nghĩa ngày Hội Đại Đoàn Kết Toàn Dân Tộc
Cộng đồng làng xã người Raglai
Phần lớn người Raglai thường sinh sống ở bên trong nhà sàn được thiết kế với kết cấu vững chắc, độc đáo. Họ xây nhà trên các sườn đồi hoặc gần với những dòng suối, đây cũng chính là tập quán của người dân tộc Raglai.
Nhà dài chính là nơi quây quần của người Raglai, ở đây tập trung ít nhất 3 – 4 thế hệ con cháu, trong đó người già hoặc người cao tuổi nhất trong nhà sẽ được giao nhiệm vụ cai quản nhà dài. Mỗi gia đình của người Raglai sẽ được coi là cơ sở của cộng đồng làng xã.
Nhiều nhà dài tập hợp với nhau sẽ tạo thành xóm, các nhóm sẽ hợp lại tạo thành làng – Đây là đơn vị cơ sở tạo nên xã hội. Chủ Núi, Chủ Xử việc, Chủ Làng sẽ là người chịu trách nhiệm chính trong việc cai quản làng xã, thông thường những người này sẽ có hiểu biết rộng được dân làng kính trọng. Ngoài ra còn phải là người hiểu rõ về những tập quán, phong tục, các điều cấm kỵ và hiểu rõ luật tục ở trong làng để tổ chức, sắp xếp công việc trong làng, xã một cách phù hợp.
Đặc điểm kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc Raglai
Tôn giáo và tín ngưỡng
- Tín ngưỡng của người Raglai là đa thần và họ thường thờ những vị thần linh như thần rừng, thần sông, thần đất… Ngoài ra có một số tôn giáo ảnh hưởng đến cộng đồng Raglai như tín ngưỡng dân gian, tôn thờ Tổ tiên;
- Trong đời sống tinh thần của người Raglai những lễ hội và nghi lễ cúng tế là một phần không thể thiếu, đặc biệt vào dịp lễ Tết chào đón năm mới hoặc mừng lúa mới.
Văn hóa và phong tục
- Trang phục truyền thống của dân tộc Raglai có kiểu dáng đơn giản nhưng không kém phần tinh tế, có màu sắc sặc sỡ, được làm từ chất liệu dệt vải thủ công. Trang phục của phụ nữ là váy ngắn, áo dài tay còn nam giới sẽ mặc quần ngắn và áo;
- Nhạc cụ và âm nhạc truyền thống của người Raglai là đàn đá, kèn, sáo, trống. Trong cuộc sống hàng ngày của người Raglai, âm nhạc có vai trò quan trọng, đặc biệt trong các dịp lễ hội, tiến hành nghi lễ cúng bái;
- Lễ hội: Người Raglai tổ chức nhiều lễ hội lớn trong năm như lễ hội mừng lúa mới. Lễ hội này diễn ra vào mùa thu hoạch lúa nhằm cầu mong thần linh cho mùa màng bội thu. Nghi lễ tạ ơn thần linh sẽ diễn ra nhiều hoạt động như ca hát, nhảy múa, trò chơi dân gian.
Kinh tế
- Phần lớn dân tộc Raglai thường sống bằng nghề nông với các hoạt động trồng ngô, sắn, lúa và nhiều cây ăn quả khác. Bên cạnh đó chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng là một trong các hoạt động kinh tế của người dân tộc này;
- Ngoài ra họ còn thực hiện nhiều hoạt động khai thác khác như săn bắn, hái lượm, lâm sản… Trong thời gian gần đây người dân có sự thay đổi lớn trong các phương thức canh tác nên đã tác động đến nhiều phương thức truyền thống của họ.
Gia đình và xã hội
- Xã hội của người Raglai chia theo cấu trúc từng đơn vị nhỏ như làng, bộ tộc, gia đình. Ở mỗi làng sẽ có trưởng làng – Đóng vai trò quản lý, điều hành công việc trong cộng đồng, tổ chức nghi lễ, lễ hội. Vị trí trưởng làng của người Raglai luôn nhận được sự kính trọng của mọi người và được kế thừa theo nhiều thế hệ;
- Với mỗi bộ tộc Raglai đều được quy định riêng về phong tục, cách thức cư xử, cưới hỏi, lễ hội… Nhưng nhìn chung các bộ tộc đều có những nét chung trong việc tổ chức nghi lễ thờ Tổ tiên, thần linh.
Tình hình hiện đại
- Trên thực tế hiện nay người dân Raglai đã, đang có sự hội nhập vào với sự phát triển của xã hội hiện đại, tuy nhiên họ vẫn giữ được nét văn hóa độc đáo riêng. Đến nay chính quyền và các tổ chức xã hội đã thực hiện nhiều chương trình phát triển kinh tế, giáo dục, y tế nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng;
- Mặc dù vậy người Raglai đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách trong quá trình bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc Raglai trong bối cảnh xã hội phát triển hiện đại và quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh.
Hi vọng với nguồn thông tin hữu ích mà raffles-international-college-hanoi.edu.vn chia sẻ đã cho bạn đọc biết đến lịch sử, đặc điểm nổi bật của dân tộc Raglai. Hãy thường xuyên theo dõi bài viết của chúng tôi để đón đọc nhiều bài viết mới.