Nguồn gốc dân tộc Thái ở Việt Nam như thế nào? Trong lịch sử hình thành dân tộc này ở Việt Nam quá dài và phức tạp. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thông tin về nguồn gốc dân tộc Thái ở Việt Nam. Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Nguồn gốc của dân tộc Thái ở Việt Nam
Hiện nay dân tộc Tái có trên 1 triệu người sinh sống tập trung ở những tỉnh Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Yên Bái, Hòa Bình, Nghệ An, Thanh Hóa và rải rác ở một số những tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên do di cư. Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Thái ở nước ta có 1.550.423 người, là dân tộc đứng thứ 3 về dân số tại Việt Nam. Con số thống kê này so với 10 năm trước, năm 1999 tăng hơn 200.000 người.
Dân tộc Thái còn có nhiều tên gọi khác như Táy và có những nhóm Táy Khao, Táy Đăm, Táy Thanh, Pu Thay, Hàng Tổng, Thổ Đà Bắc và tiếng Thái thuộc hệ ngôn ngữ Tày – Thái.
Trải qua nhiều cuộc thiên di trong lịch sử thì từ hàng trăm năm trước dân tộc Thái đã có mặt ở Việt Nam. Họ có nhiều các kinh nghiệm như đào mương, dựng cọn, bắt máng lấy nước làm ruộng, đắp phai.
Công việc canh tác lúa cũng là hoạt động sản xuất chính từ người Thái vì lúa gạo là nguồn lương thực chính và đặc biệt là lúa nếp. Bên cạnh đó thì người Thái cũng biết làm nương để trồng lúa, lạc, vừng, ngô… và nhiều loại cây trồng khác. Mỗi gia đình sẽ chăn nuôi thêm gia súc, gia cầm, đan lát, nuôi tằm để dệt thành vải, trồng bông, làm gốm… Một trong những sản phẩm nổi tiếng của người Thái chính là vải thổ cẩm thể hiện nét văn hóa độc đáo sắc màu rực rỡ và vô cùng bền đẹp.
Nhìn chung thì nguồn gốc người Thái ở Việt Nam ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và có hai nhóm Thái di cư vào Việt Nam qua những con đường khác nhau.
Tên Thái Trắng xuất hiện từ trong sử sách thời Đường và được minh chứng rõ thêm qua truyền thuyết, thư tịch cổ của người Thái, sưu tầm trong cộng đồng Thái ở Tây Bắc nước ta.
Theo truyền thuyết kể lại rằng thì quê hương xa xưa của họ là nơi có chín con sông gặp nhau, chín con sông đó là: Nậm Tao (sông Hồng), Nậm Ta (sông Đà), Nậm Ma (sông Mā), Nậm Công (Mê kông), Nậm U, Nậm Nua, Nậm Na và hai con sông nữa ở bên Trung Quốc chưa xác định được.
Nhưng đến đầu thiên niên kỷ II sau công nguyên thì ở dọc hữu ngạn sông Hồng và tỉnh Lai Châu thì người Thái Trắng mới được chiếm ưu thế. Họ cũng đến vùng này trước người Thái đen do lúc hành quân sang Miền Tây Lan Chượng đã gặp các tù trường Thái Trắng trên đường hành quân.
Sau đó người Thái Trắng phát triển thế lực sang khu vực lân cận như Quỳnh Nhai (tỉnh Sơn La), Mường Tè (tỉnh Lai Châu), tới Mường Tấc (Phù Yên) và một bộ phận di chuyển xuống Đà Bắc (tỉnh Hoà Bình) và Thanh Hóa.
Phong tục tập quán của người dân tộc Thái
Với dân số rải rác cả ở 63 tỉnh thành trên cả nước và là một trong 54 dân tộc anh em thì người Thái có những nét phong tục tập quán rất riêng như tục chọc sàn, tục ở rể, vấn tằng cẩu…
Văn hóa nhà sàn của dân tộc Thái
Những ngôi nhà sàn thường được làm bằng gỗ đặt cao ráo, thoáng mát và đây cũng là nét đặc trưng riêng của dân tộc này.
Từ xa xưa người Thái vẫn chưa biết làm nhà được một con rùa về báo mộng và bảo rằng “nhìn vào hình dáng của tôi mà làm”. Dựa theo đó mà người Thái đã làm nhà với 4 chân là 4 cột trụ, vảy rùa là ngói lợp. Trải qua nhiều năm phát triển, ngày nay nhà sàn của người Thái đã được cải tạo đổi mới giúp dễ dàng thích nghi với điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên từ đó trở thành nét truyền thống gắn bó với đời sống đồng bào qua nhiều năm
Tục chọc sàn của người Thái
Tục chọc sàn của người Thái thể hiện tình yêu và lời ngỏ cưới của chàng trai gửi gắm đến những cô gái Thái. Chàng trai sẽ kết hợp cùng với những nhạc cụ như sáo nhị, đàn môi và đoạn gỗ dài khoảng 40cm để gõ lên sàn nơi cô gái nằm. Trường hợp cô gái đồng ý thì chàng trai sẽ được thưa chuyện với cha mẹ đến đến hỏi cưới cô gái.
Trang phục của người Thái
Trang phục của phụ nữ Thái sẽ có áo cỏn màu trắng, xanh bó sát thân với khuy bạc trắng và cùng kết hợp với váy thêu viên hoa văn ở gấu. Còn đối với nam giới thì người Thái sẽ mặc những chiếc áo thổ cẩm màu chàm xanh hoặc đen.
Phụ nữ Thái sử dụng những phụ kiện kèm theo như chiếc khăn Piêu truyền thống, các loại trang sức như hoa tai bằng vàng, vòng bạc, xuyến bạc… Các trang phụ, phụ kiện này sẽ giúp họ tên lên được vẻ đẹp đằm thắm, dịu dàng. Trong tất cả các dân tộc khác ở Việt Nam thì những cô gái Thái được xem là đẹp nhất.
Tằng cẩu
Tằng cẩu là phong tục để giúp phân biệt giữa người đã có chồng và chưa có chồng. Theo đúng phong tục khi phụ nữ lấy chồng sẽ búi tóc lên đỉnh đầu. Chính hành động này cũng sẽ thể hiện sự chung thủy cũng như sự tôn trọng gia đình chồng của người phụ nữ dân tộc Thái. Khi lấy chồng, phụ nữ Thái sẽ được tổ chức lễ tằng cẩu rất trang trọng. Họ sẽ chỉ bỏ tằng cẩu nếu chồng chết.
Nét đặc sắc trong ẩm thực của người dân tộc Thái
Bất cứ ai khi đến thăm dân tộc Thái thì sẽ được chủ nhà đón tiếp với móm thịt trâu gác bếp kết hợp với các gia vị khác như mắc khén, hạt dổi…. Những miếng thịt trâu sẽ được hun trên bếp củi với mùi thơm hấp dẫn, các thớ thịt ngọt bùi hòa quyện với những gia vị khác nhớ mãi không quên. Ngoài ra bạn sẽ được thưởng thức món cá nướng trên bếp than hồng ngay ngoài trời. Những nét đặc sắc trong ẩm thực này sẽ là những trải nghiệm vô cùng lý thú và hấp dẫn cho khách du lịch.
Tục ở rể của người dân tộc Thái
Các chàng trai người dân tộc Thái khi đến tuổi lấy vợ sẽ tự tìm hiểu những người con gái mà bản thân yêu và tiếp đến nhờ bố mẹ mời các ông mối đến nhà cô gái để làm mối. Gia đình các cô gái ưng ý, chàng trai sẽ đem theo lễ vật như một con gà mổ sẵn, một chiếc áo, một chai rượu và một cái “Toong bai”- dụng cụ “đựng vía” được làm bằng một sợi dây mây, một đầu được cuộn xoắn lại. Theo quan niệm của người Thái là dùng Toog bai để vía chú rể trú ngụ ở đó. Những chàng trai ở rể sẽ được đối xử giống như những thành viên trong gia đình. Thời gian ở rể này có thể kéo dài thời gian trong vòng từ vài tháng đến vài năm. Hoặc ở luôn nhà gái.
Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu thêm nguồn gốc dân tộc Thái và những nét đặc sắc tiêu biểu trong văn hóa của người dân tộc Thái, từ đó có thêm nhiều kiến thức hữu ích