Ngành công nghệ thông tin là ngành học luôn nhận được sự ủng hộ đông đảo của các bạn trẻ hiện nay. Vậy ngành công nghệ thông tin là gì? Theo học công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!
Công nghệ thông tin là gì?
Ngành công nghệ thông tin là một trong những ngành mũi nhọn được nhận được sự đánh giá rất cao. Đây cũng chính là ngành học luôn thu hút lượng thí sinh đăng ký cực lớn mỗi năm. Vậy ngành công nghệ thông tin là gì?
Có thể ngành công nghệ thông tin là 1 ngành học dạy cho người học cách sử dụng hệ thống của các thiết bị và máy tính. Chúng sẽ bao gồm phần cứng, phần mềm để cung cấp giải pháp xử lý thông tin trên nền công nghệ cho các cá nhân, tổ chức có yêu cầu.
Nói ngắn gọn đây là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, bảo vệ, lưu trữ, truyền, xử lý và thu thập thông tin. Vậy công nghệ thông tin có những chuyên ngành nào?
>>>> Tham khảo ngay: Các chương trình học liên thông thạc sĩ công nghệ thông tin năm 2019
Công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào?
Như chúng ta có thể thấy, ngành Công nghệ thông tin là một trong những lĩnh vực rộng lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau cụ thể như sau:
Chuyên ngành Công nghệ phần mềm
Ngành công nghệ thông tin chuyên ngành công nghệ phần mềm là một trong những lựa chọn tốt cho các bạn thí sinh hiện nay. Bởi hiện nay, hầu hết những lĩnh vực đời sống đều được”tin học hoá” vậy nên nhu cầu nhân sự về ngành Công nghệ phần mềm đang rất lớn.
Công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào
Theo học ngành Công nghệ phần mềm bạn sẽ được cung cấp các khối kiến thức cơ bản về máy tính và các môn học đại cương. Không chỉ có vậy, các bạn sẽ được cung cấp thêm các kiến thức chuyên ngành như: Công nghệ phần mềm nâng cao, Quản trị phần mềm.
Sau khi hoàn thành xong chương trình học với chuyên ngành công nghệ phần mềm bạn sẽ có khả năng xây dựng, có kỹ năng phân tích và đánh giá yêu cầu của dự án, chỉnh sửa và phát triển phần mềm dựa trên những công cụ lập trình,…
Chuyên ngành Mạng máy tính và truyền thông
Theo học chuyên ngành Mạng máy tính và truyền thông bạn sẽ được cung cấp khối kiến thức về mạng máy tính nâng cao, hệ điều hành máy tính và công nghệ điện toán đám mây, lập trình mạng, điện toán mạng đám mây, Mạng máy tính nâng cao, …
Sinh viên sau tốt nghiệp ra trường có thể xin việc tại các công ty phần mềm doanh nghiệp và các công ty sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống mạng ở nước ta hiện nay.
Công nghệ thông tin bao gồm những ngành nào
Chuyên ngành An toàn thông tin
Theo học chuyên ngành an toàn thông tin bạn sẽ được đào tạo chuyên sâu về các vấn đề bảo mật và an ninh mạng thông tin. Một số môn học bạn sẽ được học đó là: Bảo mật thông tin, An ninh hệ thống mạng máy tính, Điều hành tra tấn công,…
Sau khi tốt nghiệp, các bạn sinh viên chuyên ngành An toàn thông tin có thể làm việc tại các công ty đa quốc gia, tập đoàn, ngân hàng hay những cơ quan nhà nước. Mức lương hứa hẹn sẽ rất hấp dẫn đó.
Ngành Hệ thống thông tin quản lý
Đây là một trong những ngành học kết hợp giữa phần cứng, phần mềm và mạng truyền thông. Ngành học này có mục đích thu thập, tạo và phân phối dữ liệu thông tin trong công ty, tổ chức và các doanh nghiệp.
Theo học ngành này bạn sẽ được đào tạo về: Khả năng phân tích, thiết kế, xây dựng, triển khai và kiểm soát hệ thống thông tin quản lý,…Cung cấp những kiến thức về lý thuyết thống kê kinh tế… để có thể cung cấp căn cứ khoa học.
Chuyên ngành Big Data & Machine Learning
Chuyên ngành Big Data & Machine Learning là một trong những sự lựa chọn tốt cho các bạn đang thắc mắc: “ Công nghệ thông tin nên học ngành nào?” Bởi hiện nay số lượng người dùng Internet ngày càng lớn, đòi hỏi các chuyên gia công nghệ phải đưa ra giải pháp xử lý nguồn dữ liệu lớn một cách hiệu quả nhất.
Big Data sẽ đem đến cho các công ty, doanh nghiệp, tổ chức cơ hội tiếp cận và lưu trữ khối lượng dữ liệu lớn. Dựa trên nền tảng thu thập dữ liệu và sở hữu. Mỗi công ty, doanh nghiệp có thể đưa ra chiến lược kinh doanh mở rộng quy mô trong một khoảng thời gian ngắn.
Từ những thông tin vừa cung cấp, tin chắc rằng các bạn đã có thể hiểu hơn về ngành công nghệ thông tin rồi chứ. Hãy cân nhắc để có sự lựa chọn tốt nhất cho mình nhé!