Mỗi năm cứ đến 23 tháng Chạp, nhà nhà sẽ chuẩn bị những mâm cỗ tươm tất để cũng ông Công ông Táo. Nguồn gốc của tục lệ cúng này như thế nào và có ý nghĩa ra sao? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé bạn.
Ý nghĩa ngày ông Công ông Táo
Quan niệm rằng một năm sẽ mở đầu bằng Tết Nguyên Đán và kết thúc năm cũ bằng tết Ông Táo vào 23 tháng Chạp. Do đó mà Táo Quân phù trợ vào ngày nay người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu trời long trọng. Đến đêm ngày 30 tháng Chạp ông Táo sẽ trở về cùng với gia đình bước vào năm mới.
Người xưa cho rằng khi Táo quân bẩm báo, Ngọc Hoàng sẽ căn cứ vào đó để định đoạt khen thưởng hay quở phạt gia chủ. Chính vì vậy mà vào ngày 23 tháng Chạp trước khi Táo quân lên thiên đình thì người ta sẽ thực hiện nghi lễ cũng ông Công ông Táo dể năm sau được thêm nhiều may mắn, tài lộc và bình an. Ngoài việc định đoạt may rủi, phúc họa cho gia đình mà còn giúp ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, đem lại bình yên cho mọi người.
Ngày ông Công ông Táo đã đi vào tiềm thức người Việt. Vào ngày này, người dân làm mâm cơm để bày tỏ lòng biết ơn với các vị thần. Đồng thời, đây cũng là dịp để người người, nhà nhà trở về sum họp, quây quần sau một năm làm ăn vất vả.
Nguồn gốc của ngày lễ ông Công ông Táo
Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được người Việt cổ chuyển hóa thành sự tích Táo Quân bao gồm 3 vị là thần Đất, thần Nhà, thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc ông Táo.
Việc cúng ông Công ông Táo là phong tục đã có từ lâu đời ở Việt Nam. Theo đó thì ông Công sẽ là vị thần cai quản đất đai ở nhà còn ông Táo là ba vị đầu roi trông coi việc bếp núc. Ông trời phái ông Công và ông Táo xuống trần gian để theo dõi và ghi chép những việc làm tốt xấu của mỗi người.
Chính vì vậy mà vào hàng năm ngày 23 tháng 12 thì các vị thần này sẽ cưỡi cá chép lên Thiên đình và báo cáo tất cả những việc làm tốt và chưa tốt của con người lên Thiên Đình để định đoạt công, tội trong suốt một năm vừa qua.
Theo quan niệm của người Việt thì ông Công và ba vị Thần Táo sẽ là những vị thần định đoạt cát hung và phước đức cho gia đình. Vào 23/12 hàng năm các gia đình có mong muốn gặp nhiều may mắn thì lên làm lễ tiễn đưa ông Công ông Táo lên chầu một cách trang trọng nhất.
Lễ cúng ông Táo ở các miền
Lễ vật cúng ông Táo bao gồm:
- Mũ ông Công ba chiếc bao gồm hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà: Chiếc mũ sẽ dành cho các ông Táo có hai cánh chuồn, mũ dành cho Táo bà sẽ không có cánh chuồn.
- Ngoài ra cần có các đồ cúng khác như hương, đèn nến, đĩa ngũ quả tươi, lọ hoa tươi.
- Mỗi gia đình, hoàn cảnh khác nhau thì lễ để cũng ông Công ông Táo sẽ khác nhau, cúng cỗ mặn hoặc lễ chay để tiễn Táo quân.
Từng vùng miền cũng sẽ khác nhau, cụ thể như:
Miền Bắc
Người dân ở miền Bắc sẽ làm lễ cúng ông Công ông Táo sớm hơn từ khoảng ngày 20 tháng chạp và muộn nhất là đến khoảng trưa 23 tháng Chạp. Người dân quan niệm sau giờ đó thì ông Công, ông Táo phải bay về trời và sẽ không còn ở dương gian nữa.
Ngoài vàng mã thì lễ vật để cúng ông Công ông Táo sẽ còn có cá chép thì nhiều nơi còn dùng cả xôi chè, chè bà cốt nhằm giúp ông đầu rau lên trời báo cáo ngọt giọng hơn.
Thường sẽ thấy bàn thờ Táo Quân ở những người miền Bắc sẽ bà cao hơn bàn thờ tổ tiên và có thêm mũ, hia nên sau khi đã cũng xong thì họ sẽ đốt vàng mã và thả xuống ao để tiễn ba ông đầu rau.
Có những gia đình sẽ cúng cá chép còn sống và thả trong chậu nước với ý nghĩa cá sẽ biến thành rồng đưa ông Táo về trời. Sau khi cúng thì cá chép sẽ được phóng sinh thả ra ao hồ hoặc sông.
Khu vực miền Trung
Ở các tỉnh miền Trung người dân sẽ làm lễ tiễn Táo Quân lên thiên đình vào ngày 23/ 12 một cách trọng thể.
Ban đầu họ sẽ thường thay cát mới trong lư hương và lau dọn bàn thờ ông Táo sạch sẽ và sau khi cúng xong tượng ba ông Táo cũ bằng đất nung được tiễn khỏi bàn thờ bếp và đặt cạnh các am miếu ở đầu xóm hoặc ở dưới gốc cây cổ thụ ngã ba đường.
Sau đó họ sẽ rước tượng ba ông Táo lên bàn thờ để bắt đầu năm làm việc tiếp theo, người dân Huế còn có tục dựng cây nêu trước sân nhà hay san đình trong sáng ngày 23.
Khu vực Miền Nam
Khá giống với lễ vật người Bắc, người miền Nam còn thêm một đĩa đậu phộng, kẹo vừng đen và một bộ “cò bay, ngựa chạy” – hình con cò và con ngựa làm bằng giấy, không có khung tre cầu kỳ như miền Bắc.
Điều khác biệt so với những vùng miền khác trong lễ cúng ông Công ông Táo của người miền Nam thì sẽ không có tục trút lư để thay chân nhang hay mua cá chép, họ cũng cùng thờ áo mũ mà có một số nơi chỉ nấu thêm chè xôi hoặc một mâm trái cây đơn giản
Thường người dân miền Nam sẽ cúng ông Công ông Táo vào buổi đêm trong khoảng từ 20 – 23 giờ. Vì họ quan niệm vào thời điểm cuối ngày khi gia đình đã dùng xong không cần phải nấu nướng và dùng đến bếp nữa thì mới lên tiễn ông Táo lên đường gặp Ngọc Hoàng.
Một số lưu ý khi cúng ông Công ông Táo
Bên cạnh việc chuẩn bị lễ vật, bài cúng ông Táo thì bạn cần lưu ý một số điều dưới đây để lễ cúng ông Công ông Táo được trang trọng hơn. Cụ thể bao gồm:
Tốt nhất nên thực hiện lễ cúng trước 12 giờ trưa của ngày 23 tháng 12: Theo quan niệm xa xưa thì đến 12 giờ trưa ngay 23 tháng 12 thì các vị Táo quân sẽ lên trời do đó mà nên được tiến hành cúng lễ sớm hơn hoặc cúng trước vào tối ngày 22 tháng 12 đều được.
Không nên đặt mâm lễ cúng dưới bếp: Việc cai quản chuyện nhà cửa, bếp núc sẽ được vị Táo Quân đảm nhiệm do đó nhiều gia đình đã đặt mâm cỗ cúng ở dưới bếp. Nhưng với phong tục và quy tắc thờ cúng của nhân dân ta thì những vị Táo Quân nên được thờ phụng trên bàn thờ trên nhà chứ không phải ở bếp.
Không xin tài lộc, sung túc: Khi Táo Quân lên chầu trời sẽ báo cáo với Ngọc Hoàng các chuyện dù lớn dù nhỏ xảy ra trong một năm qua. Chính vì vậy bạn chỉ cần cầu xin các Táo quân báo lại những điều tốt cho Ngọc Hoàng.
Không nên thả cá chép từ trên cao xuống: Có rất nhiều người đứng từ trên cao, trên cầu hoặc bờ sông ném cá xuống hoặc đứng ra xa để ném chúng đi nhanh hơn. Điều này làm mất đi ý nghĩa tâm linh và có thể khiến cho chúng bị chết. Tốt nhất bạn nên mang cá đến gần với mép sông, hồ để thả cá chép và sau khi thả cá hãy vứt túi nilon gọn gàng để bảo vệ môi trường bạn nhé.
Hy vọng rằng, qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về nguồn gốc, ý nghĩa của phong tục lâu đời này, qua đó biết cách chuẩn bị một lễ cúng Tết ông Công thật chỉn chu, tươm tất cho gia đình mình.