Những điều cần chuẩn bị cho phong tục tảo mộ ngày Tết

Tảo mộ là một trong những việc người còn sống thể hiện hiếu đạo và lòng kính trọng đối với đấng sinh thành và các bậc tổ tiên đã khuất. Vậy tục tảo mộ như thế nào? Có ý nghĩa ra sao? Cách thực hiện tảo mộ như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn thông tin về phong tục tảo mộ.

Tảo mộ ngày tết là gì?

Tảo mộ ngày Tết là một phong tục từ xa xưa của người Việt Nam với mục đích nhắc nhở con người về tấm lòng hiếu thảo, sự biết ơn đối với ông bà, tổ tiên. Bên cạnh đó thì đây còn là hoạt động mang tính dòng tộc.

Đối với nhiều dòng tộc lớn sẽ có những quy định về ngày tảo mộ nhất định và ghi trong gia phả, truyền thống của dòng tộc để con cháu ở những thế hệ sau duy trì, thực hiện. Đây cũng là dịp để gia đình quây quần, ôn lại kỷ niệm và nhắc nhở nhau ghi nhớ tốt hơn công ơn của tổ tiên từ đó phấn đấu học hành, công việc để mang lại nhiều điều tốt đẹp hơn cho bản thân ông bà và gia đình.

Dịp này là để người còn sống thể hiện tấm lòng với người đã khuất. Nên hàng năm cứ vào khoảng 20 tháng chạp đến chiều 30 tết thì mỗi gia đình Việt Nam sẽ thực hiện nghi thức tảo mộ. Vì theo quan niệm thì khi năm mới đến mọi người cần phải được sửa sang, mới mẻ kể cả người đã mất. Nhưng tùy theo tập quán ở từng địa phương và nếp sống của mỗi gia đình mà sẽ đi tảo mộ vào từng ngày khác nhau.

 Đến thăm viếng phần mộ tổ tiên là nét văn hóa cổ truyền và tục lệ trong đạo thời ông bà của dân tộc ta đã trở thành truyền thống. 

Đi tảo mộ cần chuẩn bị những gì?

Vận dụng cần chuẩn bị khi đi tảo mộ

Việc chuẩn bị vật phẩm cúng lễ khi đi tảo mộ sẽ là điều vô cùng quan trọng. Khi đi tảo mộ thì cần phải dọn dẹp, sửa sang do đó mà khi đi tảo mộ bạn sẽ cần phải chuẩn bị những vật dụng như:

  • Xẻng, cuốc để đắp lại phần mộ cho đầy đặn hơn. Có quan niệm cho rằng dùng cuốc xung quanh mộ nhằm mở đường để tổ tiên, ông bà để về ăn Tết với con cháu.
  • Mang thêm những vật dụng để quét dọn phần mộ, nhổ cỏ.
  • Nhang.
  • Bật lửa.

Trong quá trình tiến hành tảo mộ thì cần kiểm tra những phần xung quanh nếu thấy có hiện tượng tổ mối xông hoặc các loại động vật dục khoét khác thì cần được tiến hành xử lý ngay lập tức.

Lễ vật cúng tảo mộ 

Các vật dụng để dọn dẹp nấm mộ thì bạn cần chuẩn bị các lễ vật để bắt đầu nghi thức tảo mộ như:

  • Sửa soạn 1 mâm lễ chay hoặc mặn.
  • Chuẩn bị một bộ tam sinh như một miếng thịt lợn,  3 đến 5 con cua cùng với 1 – 3 quả trứng.
  • Mang thêm nhang đèn, giấy ngũ sắc và vàng mã.
  • Nến đốt.
  • Trầu cau.
  • Hoa quả tươi.
  • Chè, nước, rượu.

Trên thực tế hiện nay thì nhiều nhà đã lựa chọn đơn giản hóa lễ vật cúng tảo mộ người ta chủ yếu chỉ mua hoa, trái cây, tiền vàng… để thắp hương ngoài mộ.

Nhưng theo quan niệm hiện nay thì nhiều gia đình  chọn cúng lễ chay để hạn chế tình trạng sát sinh nhằm không gây thêm tội nghiệp cho người đã khuất và họ dễ siêu thoát hơn. Trong lễ chay thì có thể thêm bánh kẹo, muối, gạo, bỏng, xôi chè.  Còn lễ mặn thì sẽ cần có thêm gà luộc, chân giò, rượu thịt hoặc khoanh giò. Cúng lễ chay hay lễ mặn đều được nhưng không được thiếu đèn, hương, nước lọc, tiền vàng, trầu cau, hoa quả.

Còn tại nhà, trước khi vào lễ, gia chủ nên dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa, bàn thờ gia tiên. Gia đình có thể tự chuẩn bị mâm cỗ để cúng tổ tiên. Tùy theo hoàn cảnh gia đình của mỗi người mà mâm cơm có thể khác nhau, quan trọng là mọi người chuẩn bị với một tâm thành kính.

phong-tuc-tao-mo
Đi tảo mộ có thể lựa chọn cúng lễ chay hoặc mặn

Những lưu ý khi đi tảo mộ tết

Để việc đi tảo mộ trở nên trang trọng, có ý nghĩa và được thực hiện một cách chu toàn nhất thì bạn cần chú ý một số điều khi đi tảo mộ tết như:

Nên đi những con đường mà nhiều người đi lại và không nên đi cúng tế ở nơi hẻo lánh vì điều này sẽ tránh gặp phải các nguy hiểm có thể xảy ra. Theo quan niệm phong thủy thì đi cúng ở những nơi hẻo lánh dễ bị nhiễm tà khí do đó cũng cần đi nhiều người.

Việc tảo mộ cần chân thành và thể hiện tấm lòng khi đi cúng tế. Ngay cả khi trên đường đi có gặp mộ thì bạn cũng cần đứng lại và cần thể hiện được thái độ cung kính. Đồng thời để hạn chế ảnh hưởng đến môi trường xung quanh thì trong quá trình tảo mộ không nên làm lộn xộn quá nhiều mảnh đất vụn đá.

Quét dọn cỏ dại, thêm đất mới và hoa tươi, quét dọn cả phía sau mộ phần của tổ tiên. Như vậy sẽ làm mới được diện mạo của mộ phần nhưng luôn luôn trong lòng phải thể hiện một cách cung kính nhất.

Chú ý không nên dẫm đạp lên phần mộ của nhà khác hoặc đá vào đồ cúng trên mộ của người khác để bản thân tránh gặp phải những điều không may mắn sau đó.

Trường hợp có con gái đi tảo mộ thì nên tránh vào thời kỳ hành kinh đồng thời phụ nữ có thai không nên đi tảo mộ.

Khi đi tảo mộ về khí trường yếu thì tốt nhất nên bước qua chậu lửa hoặc rắc nước lá bưởi để xóa bỏ đi những năng lượng xấu. Có thể có những người đi tảo mộ về bị sốt hoặc cảm thấy không khỏe do đó có thể thực hiện cách ở trên.

Không được chụp ảnh tập thể ở xung quanh mộ mặc dù đây là khoảng thời gian những người thân tụ tập lại với nhau.

Cần chú ý sửa sang, dọn dẹp cả bốn phía của ngôi mộ để tỏ lòng kính trọng với những người đã khuất, xem xét tình hình của mộ. Trường hợp xung quanh mộ có nước thì sẽ gây ảnh hưởng không tốt  cho vận thế của những người đời sau.

Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn hiểu được tảo mộ là gì, ngày tảo mộ là ngày mấy và lễ vật, qua đó biết cách chuẩn bị một lễ tảo mộ trước tết thật chỉn chu, tươm tất cho gia đình mình.

Rate this post