Theo tin tức mà báo dân trí đưa tin, mấy ngày qua bên cạnh vụ lùm xùm thi cử Hà Giang thì dư luận lại xôn xao câu chuyện cậu học trò nghèo viết tâm thư gửi Bộ Công An lý lịch ảnh hưởng đến việc xét tuyển đại học của cậu.
Cậu học sinh nghèo sinh ra và lớn lên ở miền núi nghèo, gia đình đông anh chị em. Trụ cột gia đình – bố em đã mất cách đây 8 năm. Niềm vui vì 12 năm liền học sinh giỏi cùng với kết quả thi THPT đạt TOP chưa kịp nhen nhóm thì bị nhập tắt bởi cậu không được xét tuyển do lý lịch không trong sạch.
Thi đạt kết quả cao nhưng vướng lý lịch nên không được học
Cụ thể, cha em trước đây hoạt động “mê tín dị đoan”. Thế nhưng, trong thư kêu cứu, cậu học trò nghèo nói rõ mặc dù có tổ chức chữa bệnh nhờ cúng bái nhưng vì mục đích làm lợi cho dân chứ không làm ảnh hưởng đến kinh tế đời sống của người dân ở trong vùng. Hơn nữa, cha em đã mất cách đây 8 năm.
Qua lời kể của những người lớn tuổi ở quê, Đức biết được ba mình đã chạy chữa bệnh cho người dân bằng hình thức cúng bái, chữa bệnh miễn phí cho người dân. Ba em không hành nghề mê tín dị đoan để lừa gạt người khác. “Nhưng chưa có thông tin nào khẳng định ba em gây hậu quả gì nghiêm trọng”, Đức cho biết.
Qua tìm hiểu cho thấy, hồ sơ tại Công an tỉnh Quảng Trị có ghi ông Phúc tham gia hành nghề mê tín gây hậu quả nghiêm trọng, bị Công an huyện Bến Hải (nay là huyện Vĩnh Linh) bắt ngày 8/1/1986. Tuy nhiên, hồ sơ lưu trữ năm 1986 tại kho lưu trữ của Tòa án huyện Vĩnh Linh cho thấy không có hồ sơ vụ án hình sự hay bản án, quyết định liên quan đến ông Phúc
Đây không phải là câu chuyện nực cười duy nhất xảy ra trong ngành giáo dục. Nhớ lại, cứ qua mỗi kỳ tuyển sinh cao đẳng, đại học, thể nào cũng có những học sinh khẩn khoản kêu cứu vì trượt đại học, cao đẳng với những lý do vô lý. Thà rằng những lý do ấy xuất phát từ thực tế của bản thân thì đã đành, đằng này xuất phát “tận đẩu tận đâu” mà vẫn bị “soi” tới.
Dẫu biết rằng “lý lịch trong sạch” là điều kiện cần và bắt buộc của mọi thí sinh ở mọi trường nhưng cần quy định rõ thế nào là trong sạch. Trong sạch ở đây có thể hiểu là không làm phương hại đến ai. Nếu xét như thế, rõ ràng cha cậu bé rất trong sạch mà lý lịch của cậu bé cũng không có gì phải bàn xét nữa.
12 năm liền xuất sắc giờ phải từ chối công việc
Thế nhưng, những câu chuyện ngược đời ấy vẫn tồn tại nhiều trong xã hội và làm thay đổi suy nghĩ, nhận thức của nhiều người. Khi những thí sinh có lực học thực sự không được vào học, phải nhường chỗ cho những thí sinh khác thì rõ ràng “tiêu cực là đây chứ đâu”? Vì sao những thí sinh có điểm thấp hơn lại được nhập học. Thử hỏi lý lịch của những thí sinh này có trong sạch hay không khi mà chính mình chạy đi “đút lót”.
Không cần biết Bộ Công An có chấp nhận tâm thư cầu cứu của học sinh hay không nhưng những hành động mà Trường Cảnh sát nhân dân đã làm với cậu bé hay những trường khác đã làm với học snh trường họ đã mở đường cho bệnh tiêu cực trong giáo dục. Thiết nghĩ “giáo dục là quốc sách hàng đầu của nước ta”. Do đó, hãy tuyển sinh công khai, công bằng.
Bao nhiêu câu chuyện tương tự xảy ra là bấy nhiêu đau lòng với bạn đọc, với Bộ GD&DT. Hy vọng trường hợp của cậu học trò sẽ được quan tâm tạo điều kiện hơn nữa để em vượt qua những khó khăn và cố gắng để thay đổi tương lai. Chúc em hoàn thành giấc mơ trở thành chiến sỹ cảnh sát nhân dân của mình.