Đi qua những ngày mang đậm nét dấu ấn lịch sử hào hùng, chắc hẳn mỗi người con đất Việt đều cảm thấy dâng trào một niềm tự hào thiêng liêng và lòng biết ơn sâu sắc đối với thế hệ cha ông đi trước. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu tường biết tận về lịch sử nước nhà, nhất là thế hệ trẻ hiện nay. Vì vậy, giáo dục lịch sử sao cho nâng tầm hiểu biết và cảm nhận quá khứ đau thương mà hào hùng của đất nước trong thế hệ trẻ là vấn đề nên được quan tâm hàng đầu.
Không nên quá áp đặt trong giáo dục Lịch sử
Có thể thấy phương pháp dạy học môn Lịch sử ở nước ta hiện nay khá thụ động, khô khan và thiếu tính hấp dẫn. Sách giáo khoa chủ yếu nói về các sự kiện lịch sử với các mốc thời gian dày đặc và khó nhớ, trong khi đó lại thiếu đi tính chân thực chẳng hạn như số quân, dân Việt Nam đã hy sinh hay những hình ảnh linh thiêng không thể nào quên như sự hy sinh của 10 nữ thanh niên xung phong ở Ngã Ba Đồng Lộc,…Chính những sự kiện, những hình ảnh, những câu chuyện chân thực mới có thể thu hút được sự quan tâm của nhiều người, nhất là thế hệ trẻ bởi mỗi câu chuyện có thể cho chúng ta cảm nhận và hiểu ra được rất nhiều điều.
Giáo dục lịch sử cần có sự linh hoạt, mềm dẻo và không quá áp đặt
Vì vậy, giáo dục lịch sử cần có sự mềm mại, uyển chuyển mà chân thực và thu hút. Thay vì liệt kê các cuộc chiến tranh với những mốc thời gian dày đặc, khó nhớ, sách giáo khoa cần đổi mới theo cách kể một câu chuyện, sự kiện tiêu biểu qua từng giai đoạn, kết hợp với hình ảnh hay video, clip để bài học càng thêm sinh động. Như vậy, người nghe trong đó có thể hệ trẻ sẽ có thể tự mình tiếp thu một cách dễ dàng và hiểu hơn, cảm nhận rõ hơn về lịch sử dân tộc.
Bên cạnh đó, giáo viên cần phải là những người lái đò thú vị, diễn giải sinh động và kể chuyện lịch sử hấp dẫn sẽ dễ dàng thu hút sự chú ý của học sinh, không đem lại sự nhàm chán mà lại làm gia tăng tính tò mò, hứng thú trong mỗi học sinh.
Từ những tin tức giáo dục hiện tại cho thấy, phương pháp giảng dạy lịch sự hiện nay còn mang nặng tính chất áp đặt khiến cho học sinh càng chán môn Lịch sử hơn, vì thế chủ yếu áp dụng phương thức học vẹt để chống đối, để đạt điểm cao và nhanh chóng quên, do đó, lịch sử dân tộc chưa được hiểu tường tận đã bị lãng quên lúc nào không hay.
Hình thức giảng dạy cần đa dạng, phong phú
Từ trước đến nay, học sinh được học lịch sử chủ yếu thông qua những trang sách giáo khoa, những kiến thức chỉ được in trên giấy và bài giảng trên lớp nên không được nhiều người chú ý.
Chính vì vậy, giáo dục lịch sử cần thay đổi, bổ sung nhiều hinh thức giảng dạy và học tập đa dạng, phong phú, không chỉ chú trọng lý thuyết mà cần đẩy mạnh thực hành, nghiên cứu và tìm hiểu. Chẳng hạn như tham quan các di tích lịch sử, các bảo tàng lịch sử hay các bộ phim tài liệu đặc sắc,… Nếu theo dõi tin tức về phim ảnh thì có lẽ bạn đã biết rằng Trung Quốc đã giáo dục lịch sử hiệu quả như thế nào qua các bộ phim truyền hình về lịch sử khá hấp dẫn, sinh động và chân thực.
Đa dạng trong hình thức giảng dạy sẽ giúp môn Lịch sử trở nên hấp dẫn hơn
Bên cạnh đó, việc tổ chức các cuộc thi về lịch sử cũng là hình thức dạy học lịch sử tương đối hiệu quả. Thông qua đó, các học sinh được tự mình nghiên cứu, tìm hiểu, cảm nhận và truyền đạt bằng chính đánh giá, cảm nhận của bản thân cho thầy cô, bè bạn cùng hiểu và cảm nhận khiến cho việc học lịch sử trở nên thú vị và hứng thú hơn rất nhiều.
Không chỉ vậy, cần chủ động sáng tạo ra nhiều hình thức giáo dục, truyền bá lịch sử sao cho thú vị hơn nữa, đồng thời điều cần thiết nhất chính là tìm lại đúng ý nghĩa mà giáo dục lịch sử mang lại cho chúng ta để việc học lịch sử trở nên được coi trọng và mang tầm ý nghĩa, ý thức cao hơn, đặc biệt là cho thế hệ trẻ – thế hệ tương lai của đất nước.