Tìm hiểu tục ăn trầu của người Việt Nam

Tục ăn trầu là phong tục truyền thống lâu đời của người Việt, từ đó cũng trở thành biểu tượng của truyền thống văn hóa, tập quán dân tộc. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn về phong tục ăn trầu này dưới bài viết. Bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé!

Ý nghĩa văn hóa của phong tục nhai trầu

Trầu cau thể hiện sự giao tiếp của người Việt

Nhai trầu là thói quen mà trở thành tập tục mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Điều này thể hiện nét giao tiếp đặc sắc của người Việt “Miếng trầu là đầu câu chuyện”.

Ở Việt Nam trong lễ cưới, lễ hỏi thì bên cạnh mâm chè, rượu, bánh kẹo thì nhà trai sẽ cần có mâm trầu cau để mang đến sinh lễ đến nhà gái. 

Đối với cau sẽ cần lựa chọn cau nguyên buồng, tròn, bóng, to đều. Những lá trầu sẽ cần phải lựa loại to và xanh xếp lớp lên nhau. Tiếp đến sẽ đặt trầu cao lên một cái tráp màu đỏ và phủ tấm khăn đỏ thì thể hiện may mắn. Lúc này trưởng bối đại diện nhà trai trước khi thưa chuyện sẽ têm vài miếng trầu cau mời nhà gái từ lời chào hỏi đến xin bàn chuyện cưới xin. Khi tan tiệc thì nhà gái sẽ mời bà con, hàng xóm và bạn bè đến ăn trầu cau như một sự chia sẻ niềm vui với gia chủ.

Ngoài ra thì trong bất cứ ngày lễ, giỗ tết và tết Nguyên Đán, đĩa trầu cau sẽ là vật không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên. Còn ở những đám hiếu thì khay trầu sẽ được đặt ở những bàn đón khách như lời cảm ơn.

Tục ăn trầu thể hiện quan niệm thẩm mỹ

Việc ăn trầu sẽ liên quan đến những quan niệm thẩm mỹ của phụ nữ Việt Nam từ xa xưa. Tục nhuộm răng cô gái nào có hàm răng càng đen, càng bóng, nước da càng trắng thì sẽ có nhiều người khác giới theo đuổi.Việc nhuộm răng đen bằng nhựa cánh kiến và nước cốt chanh kết hợp với việc nhai trầu.

Không chỉ có ý nghĩa trong giao tiếp, thẩm mỹ mà trầu cau còn là những vật gửi gắm thông điệp thể hiện tình yêu đôi lứa một cách tinh tế.

Tục ăn trầu liên quan đến tín ngưỡng

Việc nhau trầu cũng thể hiện tín ngưỡng của người Việt đó là tập tục thờ ông Bình vôi. Bình vôi là một người bạn tri kỷ  của những người ăn trầu vì nếu thiếu vôi sẽ làm nên màu thắm đỏ và sự cay nồng thơm tho của miếng trầu cau. Do đó mà chiếc bình vôi sẽ luôn được thiết kế với các đường nét cầu kỳ điểm hoa văn, đẹp mắt.

Khi đã sử dụng bình vôi lâu ngày thì phía bên trong của thành bình sẽ cứng dần khiến cho lòng bình hẹp lại và sẽ không thể dùng được nữa. Lúc này theo tục lệ thì bình vôi sẽ cần mang đến gốc cây  cổ thụ hoặc đình làng. Đến các dịp lễ tết thì người dân đến nơi đó thắp hương để thể hiện lòng kính trọng với ông Bình Vôi.

Mời trầu khách theo tục ăn trầu  thì trước tiên chủ nhà sẽ cần mang  theo bát đựng có nước và kèm theo muỗn đặt tr ên đài để khách súc miệng. Tiếp đến chủ nhà sẽ đêm khay trầu đến để tiếp khách.  Một khay sẽ có đĩa đựng trầu, đĩa đựng cau, hủ vôi, dao, thuốc xỉa, dĩa đựng vỏ giấy, vỏ cau… Ở chân lúc nào cũng có một ống nhỏ lớn để khách nhổ bã  trầu, nước trầu. Đối với người trung niên thì có thể nhai miếng trầu  trư c tiếp để tận hưởng được vị cay nồng, thơm của miếng trầu. Người gia sẽ cho miếng trầu tiêm vào ống ngoáy để ngoáy cho mềm và sau đó mới nhai trầu. Thường các dụng cụ ăn trầu sẽ được làm đa dạng từ đồng, bạc cho đến gốm bao gồm cơi đựng trầu, bình vôi, dao bổ cau, ống ngoáy, chìa vôi, chìa ngoáy, bình vôi. 

tuc-an-trau
Tục ăn trầu xuất hiện nhiều trong dịp lễ tết của người Việt

Cách ăn trầu của người Việt Nam

Để ăn trầu cau thì sẽ cần chuẩn bị nguyên liệu lá trầu, quả cao, vôi. Lá trầu thì nên chọn loại lá có màu xanh, có các gần nổi rõ ở mặ bên dưới và sẫm bóng, chọn quả cau có màu xanh ánh vàng, hình nón với kích thước cỡ quả trứng gà, loại vôi đã tôi từ lâu, nhão, màu trắng hoặc màu hồng.

Ban đầu sẽ bổ cau thành các miếng vừa ăn lựa chọn cau tươi hoặc cau khô. Tiếp đến dùng chìa vôi để quét vôi lên lá trầu và gấp lại một miếng cau vào miệng nhai nát hỗn hộp 3 món này.

Có nhiều người lớn tuổi lựa chọn cách ăn là cho hỗn hợp trầu cau và vôi vào ống giã trầu vì răng yếu nên gặp khó khăn trong việc nhai trầu. Sau đó dùng ống ngoáy trầu để nghiền nhỏ lá trầu và quả cau ra rồi mới cho vào miệng nhai.

Khi ăn sẽ thấy được trầu cau có vị ngọt của hạt cau cùng với vị cay của lá trầu nên sẽ thấy cảm giác chát nóng… Sự kết hợp này sẽ tạo nên cảm giác kích thích, miệng thơm, đỏ môi. Khi nhai khoảng 30-60 phút hoặc lâu hơn tùy theo sở thích của mỗi người, người ăn sẽ nhả bỏ những phần bã trầu. Tiếp đến, họ uống nước lọc để súc miệng.

Trên đây là một vài thông tin sơ lược về tục ăn trầu của người Việt. Bạn đọc hãy thường xuyên ghé thăm chuyên mục này để có thêm nhiều bài viết về văn hóa, phong tục tập quán của người Việt Nam.

Rate this post