Khám phá nước ta có bao nhiêu dân tộc?

Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào đông nhất Việt Nam?… Để có lời giải đáp chi tiết cho thắc mắc ở trên, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Nước ta có bao nhiêu dân tộc?

Danh mục các dân tộc Việt Nam được Tổng cục Thống kê Việt Nam đưa ra trong Quyết định số 121-TCTK/PPCĐ ngày 02 tháng 3 năm 1979 và Ủy ban Dân tộc và Chính phủ Việt Nam công nhận tại Việt Nam có 54 dân tộc và 1 nhóm “người nước ngoài”.

Trong số 54 dân tộc trên đất nước Việt Nam: Dân tộc Kinh có đông dân nhất và chiếm 86,2% dân số; Những dân tộc thiểu số đông dân như Tày, Thái, Mường, Hoa, Nùng, Dao, Ê Đê, Ba Na, Chăm, Ra Glai, Sán Dìu… Các dân tộc sống ở khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa ở miền Bắc, miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long; Các dân tộc chỉ có khoảng 300 người như dân tộc Ở Đu, Rơ Măm, Brâu.

Dân tộc nào có số dân đông nhất?

Dân tộc có số dân đông nhất ở Việt Nam là dân tộc Kinh hay còn gọi là dân tộc Việt. Dân tộc này chiếm khoảng 86% tổng dân số Việt Nam.

Một số những đặc điểm nổi bật của dân tộc Kinh bao gồm:

Tập trung cư trú

Trên toàn lãnh thổ Việt Nam đều có người của dân tộc Kinh sinh sống, tuy nhiên tập trung nhiều ở thành phố và vùng đồng bằng.

Ngôn ngữ

Ngôn ngữ chính được dân tộc Kinh sử dụng là Tiếng Việt, đây cũng chính là ngôn ngữ của quốc gia Việt Nam. Tiếng Việt là một trong những nhóm ngôn ngữ Nam Á có hệ thống chữ viết là chữ Quốc ngữ.

viet-nam-co-bao-nhieu-dan-toc1
Dân tộc Kinh sử dụng chữ quốc ngữ

Xem thêm:

Văn hóa và phong tục tập quán

Dân tộc Kinh mang đậm nền văn hóa của văn minh lúa nước, theo đó những hoạt động Nông nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Trong năm dân tộc Kinh có rất nhiều lễ hội, ngày lễ truyền thống như:

  • Tết Nguyên Đán (Tết chào đón năm mới tính theo lịch âm);
  • Tết Trung Thu ( rằm tháng 8 âm lịch);
  • Lễ hội Đền Hùng, Lễ hội Chùa Hương, Lễ hội Văn Miếu – Quốc Tử Giám… Tại các địa phương diễn ra rất nhiều Lễ hội như Lễ hội Bà Chúa kho, lễ hội Chém lợn, Lễ hội pháo đất…

Dân tộc Kinh có tục thờ cúng Tổ tiên, các vị thần linh như Thánh Mẫu, tín ngưỡng dân gian.

Nông nghiệp và kinh tế

Trước kia dân tộc Kinh chủ yếu sống bằng nông nghiệp, trong đó trồng lúa nước chiếm phần lớn. Sau dần họ phát triển thêm nhiều ngành nghề khác như chăn nuôi, thủ công nghiệp, thương mại.

Trong các thập kỷ gần đây họ tích cực tham gia vào những ngành như Kỹ thuật, Dịch vụ, Công nghiệp tập trung ở các thành phố lớn.

Trang phục

Phụ nữ của dân tộc Kinh có trang phục truyền thống là áo dài được thiết kế ôm sát với cơ thể và được làm chất liệu từ vải tơ tằm, vải lụa. Họ sẽ mặc áo dài vào các sự kiện quan trọng như cưới hỏi, dịp lễ hội, tết… Bởi đây là biểu tượng văn hóa của dân tộc Kinh.

Còn đối với nam giới sẽ mặc quần dài, áo sơ mi hoặc những bộ đồ phù hợp với hoàn cảnh và công việc.

Tôn giáo

Dân tộc Kinh có đa dạng tôn giáo:

  • Phật giáo: Đây là tôn giáo phổ biến nhất của dân tộc Kinh;
  • Công giáo hay còn gọi là Thiên Chúa giáo: Có một cộng đồng lớn người dân tộc Kinh theo công giáo. Phần lớn sẽ tập trung ở khu vực miền Nam và miền Trung;
  • Có một số tín ngưỡng dân gian và Đạo Mẫu xuất hiện phổ biến trong đời sống của người Kinh, cùng với đó là nghi lễ thờ cúng tổ tiên, các vị thần linh.

Nghệ thuật và âm nhạc

Một số những thể loại âm nhạc nổi tiếng của dân tộc Kinh là quan họ, cải lương, ca trù, hát chèo, hát xẩm… Bên cạnh đó là nhiều loại nhạc cụ truyền thống.

Nhiều lễ hội văn hóa của dân tộc Kinh như lễ hội Đền Hùng, lễ hội Chùa Hương là nơi diễn ra những hoạt động âm nhạc dân gian hoặc các môn thể thao truyền thống.

Dân tộc đông dân thứ 2 Việt Nam

Dân tộc Tày là một dân tộc đông dân đứng thứ 2 tại Việt Nam. Nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc cùng với đó là những phong tục, tập quán, lối sống. Cụ thể một số những đặc điểm nổi bật của dân tộc Tày:

Nơi cư trú

Tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam như Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Bắc Kạn, Tuyên Quang, hay ở một số khu vực như Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Thọ… Đây là những nơi có nhiều người dân tộc Tày sinh sống.

Người Tày sinh sống chủ yếu bằng nghề nông thực hiện công việc trồng lúa nước, chăn nuôi.

Ngôn ngữ

Tiếng Tày được sử dụng phổ biến của dân tộc Tày, loại ngôn ngữ này thuộc nhóm Tai – Kadai với hệ thống âm thanh đặc trưng. Họ dùng tiếng Tày để nói và cũng sẽ viết luôn bằng tiếng Tày, tuy nhiên hiện nay ít sử dụng chữ viết này.

Sự tương đồng của tiếng Tày sẽ giống với tiếng Nùng, bởi vậy hai dân tộc này có thể dễ dàng giao tiếp với nhau.

Văn hóa và phong tục

Dân tộc Tày có nhiều lễ hội, nghi thức liên quan đến thờ cúng Tổ tiên, thần linh và nông nghiệp:

  • Trong năm người Tày tổ chức nhiều lễ hội truyền thống như lễ hội cầu mùa, lễ hội tạ ơn mùa màng và nhiều những nghi lễ thờ cúng Tổ tiên. Lồng Tồng là một trong những lễ hội nổi tiếng của dân tộc Tày được tổ chức vào đầu năm mới, bên cạnh đó là những nghi thức cúng bái, múa hát;
  • Người Tày có tín ngưỡng thờ Tổ tiên, thần linh, đặc biệt là thờ Thần Nông và những vị thần bảo vệ như thần núi, thần rừng… Ngoài ra Đạo Phật và tín ngưỡng dân gian cũng có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tâm linh của người Tày.
viet-nam-co-bao-nhieu-dan-toc2
Lễ hội múa bát của dân tộc Tày

Trang phục

Dân tộc Tày có trang phục truyền thống rất đặc trưng và đẹp mắt, trong đó phụ nữ sẽ mặc áo dài được thiết kế gần giống với áo sườn xám làm từ chất liệu vải thổ cẩm, kết hợp cùng phụ kiện như khăn, mũ, vòng cổ. Đối với nam giới sẽ mặc áo chàm cộc tay, quần dài, khăn đội trên đầu.

Nghệ thuật và âm nhạc

Nền văn hóa âm nhạc của người Tày phong phú, đa dạng với nhiều thể loại hát dân ca, hát giao duyên và múa dân gian. Nổi bật nhất là loại hình âm nhạc hát Then – Hát kết hợp với múa và thường gắn liền trong các nghi lễ cầu an, cúng bái của dân tộc Tày. Ngoài ra còn có hát Sli là thể loại âm nhạc đặc sắc của người Tày và thường được hát trong lễ hội hoặc hội làng.

Hi vọng với nguồn thông tin hữu ích mà raffles-international-college-hanoi.edu.vn chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn có giải đáp cho thắc mắc: Nước ta có bao nhiêu dân tộc?

Rate this post