Đám cưới không chỉ được xem là ngày trọng đại của cả một đời người mà còn thể hiện sự kết giao thân thiết giữa hai bên họ hàng. Vì thế, phong tục cưới hỏi miền Bắc luôn được đề cao thể hiện sự tôn nghiêm duy trì từ bao đời nay.
Phong tục cưới hỏi miền Bắc gồm những gì?
Phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam
Trong cuộc sống từ xưa đến nay, phong tục cưới hỏi của người Việt Nam chính là một nét đẹp về văn hóa, biểu hiện cho nếp sống của xã hội, dân tộc. Thêm vào đó, việc cưới xin vốn là việc trọng đại nên vì vậy mà những lễ nghi, phong tục ấy lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Nó vừa kế tục phong tục tập quán của dân tộc vừa được cách tân ngày càng văn minh theo sự phát triển của thời đại. Chính vì vậy, sẽ có một vài sự khác nhau nhất định trong phong tục cưới hỏi Việt Nam xưa và nay. Tuy nhiên, vẫn có những giá trị cốt lõi về truyền thống được lưu giữ cho đến tận ngày hôm nay.
Xem thêm: Phong tục đám cưới miền Tây
Phong tục cưới hỏi miền Bắc
Lễ dạm ngõ
Trong phong tục cưới hỏi miền Bắc thì lễ dạm ngõ hay còn gọi là lễ chạm ngõ (tùy theo địa phương) sẽ là nghi lễ diễn ra đầu tiên. Đây là nghi lễ đặc biệt quan trọng và không thể bỏ qua trong đám cưới truyền thống của người miền Bắc. Mục đích của lễ dạm ngõ này là để người lớn hai bên gia đình chính thức gặp mặt. Nhà trai sang nhà gái thưa chuyện và xin phép gia đình nhà gái, để chú rể có thể chính thức qua lại với cô dâu. Tuy là nói để gặp mặt và thưa chuyện, nhưng đây vẫn là một nghi lễ quan trọng nên trước đó nhà trai vẫn sẽ chọn ngày tốt, giờ tốt để tiến hành.
Thành phần tham dự trong ngày lễ dạm ngõ cũng chỉ trong nội bộ gia đình 2 họ của cô dâu, chú rể như: Ông bà, bố mẹ và anh chị em ruột của cô dâu chú rể. Những lễ vật cần phải chuẩn bị trong lễ dạm ngõ cũng rất đơn giản, tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi gia đình có thể điều chỉnh nhưng không thể thiếu những lễ vật sau đây: trầu cau, chè, thuốc và bánh kẹo và tất cả phải là số lượng chẵn.
Lễ ăn hỏi
Sau lễ dạm ngõ sẽ là lễ ăn hỏi, nghi lễ này như một lời thông báo chính thức của 2 bên gia đình về việc hứa gả con cái. Nếu như là trước kia lễ ăn hỏi sẽ được phân tách thành ba nghi lễ khác nhau là lễ ăn hỏi, xin cưới và nạp tài. Nhưng ngày nay, điều này đã được lược bỏ đi bớt để tránh sự rườm rà, tốn kém về kinh tế nên sẽ được gộm lại thành một trong một lân lễ ăn hỏi mà thôi.
Vậy lễ xin cưới gồm những gì? theo thủ tục lễ ăn hỏi miền Bắc nhà trai sẽ mang đến nhà gái 30 chục trầu và tráp ăn hỏi. Tùy từng điều kiện của mỗi gia đình mà tráp ăn hỏi ở đây có thể là: 5, 7, 9, 11 nhưng bắt buộc phải là số lẻ và lễ vật trong các tráp phải là bội số của 2.
Tìm hiểu thêm: Phong tục lì xì
Lễ cưới
Tiếp đến chính là nghi lễ lớn nhất trong phong tục cưới hỏi của người miền Bắc – Lễ cưới. Đây là nghi lễ quan trọng nhất trong phong tục cưới hỏi của người miền Bắc và nhà trai sẽ chính thức rước cô dâu về nhà. Trước đó, trong lễ ăn hỏi nhà trai đã thông báo ngày tháng, tháng tốt, giờ đẹp để sang xin dâu mà 2 bên gia đình đã lựa chọn và thống nhất trước đó.
Thủ tục đám cưới nhà trai để sang xin dâu sẽ cần phải chuẩn bị là một mâm lễ và một phong bì tiền. Phong bì tiền này sẽ do nhà gái yêu cầu cụ thể hoặc nhà trai quyết định bỏ vào phong bì đỏ trong khay nhỏ do mẹ chú rể cầm để trao tặng cho nàng dâu mới.
Lễ lại mặt
Sau khi lễ cưới kết thúc 3 ngày, trong phong tục cưới hỏi của người miền Bắc sẽ còn lễ lại mặt nữa. Đây là nghi lễ cuối cùng và chỉ diễn ra giữa các cặp tân lang, tân nương tại gia đình nhà gái rất ấm cùng, gần gũi.
Lễ lại mặt mang ý nghĩa thể hiện sự hiếu thảo của cô dâu, chú rể với gia đình nhà gái dù đi lấy chồng nhưng vẫn không quên hiếu thuận với bố mẹ ruột. Đồng thời đây còn là dịp để gia đình chú rể thể hiện sự kính trọng, chu đáo của mình với đấng sinh thành của con dâu.
Hy vọng với những chia sẻ về phong tục cưới hỏi của người miền Bắc trên đây đã giúp bạn đọc hiểu hơn các nghi thức, tục lễ trong tổ chức đám cưới. Từ đó có thể chuẩn bị được kỹ lưỡng và đầy đủ nhất cho ngày trọng đại của cuộc đời.