Công thức tính chu vi hình tròn và các ví dụ từ đơn giản đến phức tạp

Trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong học tập công thức tính chu vi hình tròn, diện tích hình tròn được áp dụng rất nhiều. Vậy hãy cúng chúng tôi đi tìm hiểu về hình tròn cũng như các công thức tính chu vi và diện tích nhé.

Công thức tính chu vi hình tròn

Hình tròn là hình gồm các điểm nằm trên và bên trong đường tròn. Tâm, bán kính và chu vi của hình tròn chính là tâm và bán kính của đường tròn bao quanh nó.

Tính chất của hình tròn

  • Đường kính là trường hợp đặc biệt của dây cung đi qua tâm đường tròn.
  • Đường kính là đoạn thẳng dài nhất đi qua hình tròn và chia hình tròn thành hai nửa bằng nhau.
  • Độ dài của đường kính của một đường tròn bằng 2 lần bán kính của đường tròn đó.

Công thức tính diện tích hình tròn

Diện tích hình tròn được tính bằng độ lớn của hình tròn chiếm trên một bề mặt nhất định.

Diện tích hình tròn được tính theo công thức: Bình phương bán kính hình tròn nhân với PI

Công thức: S = R² ✖ Pi = D² ✖ Pi/4

Trong đó:

  • S là diện tích hình tròn.
  • R là bán kính của hình tròn.
  • D là đường kính của hình tròn.
  • Pi là hằng số (= 3.14).

Công thức tính chu vi hình tròn

Cong-thuc-tinh-chu-vi-hinh-tron
Công thức tính chu vi hình tròn

Chu vi hình tròn hay đường tròn là đường biên giới hạn của hình tròn.

Chu vi hình tròn được tính theo công thức: Đường kính nhân với PI hoặc 2 lần bán kính nhân PI.

Công thức: C = D ✖ Pi = 2R ✖ Pi

Trong đó:

  • C là chu vi hình tròn
  • R là bán kính của hình tròn
  • D là đường kính của hình tròn
  • Pi là hằng số (= 3.14)

Một số bài tập về chu vi hình tròn

Dưới đây là một vài ví dụ từ cơ bản đến nâng cao về chu vi của hình tròn.

Đề bài 1: Cho hình tròn tâm O có đường kính AB= 10cm. Hãy tính chu vi hình tròn tâm O.

Bài giải:

Chu vi của hình tròn tâm O là:

C = d x ?= 10x 3,14= 31,4 (cm)

Đáp số: 31,4 (cm)

Đề bài 2: Một bảng chỉ đường hình tròn có bán kính là 15 cm. Hãy tính đường kính và chu vi của bảng chỉ đường trên.

Bài giải:

Đường kính của bảng chỉ đường là:

d= 2r= 2x 15= 30 (cm)

Chu vi của bảng chỉ đường là:

C = 2r x ?= 2x 15x 3.14= 94,2 (cm)

Đáp số: d= 30 (cm)

             C= 94,2 (cm)

Cac-vi-du-ve-tinh-chu-vi-hinh-tron-tu-don-gian-den-phuc-tap
Các ví dụ về tính chu vi hình tròn từ đơn giản đến phức tạp

Xem thêm: Những Cách Tính Diện Tích Tam Giác Dễ Hiểu Và Được Sử Dụng Phổ Biến Nhất

Đề bài 3: Một bánh xe ô tô có chu vi là 119,32 cm. Hãy tìm bán kính và đường kính của bánh xe.

Bài giải:

Ta có C = d x ? => d= C/ ?

Áp dụng công thức trên ta có đường kính của bánh xe là:

d= C/ ?= 119,32/ 3,14= 38 (cm)

Vậy bán kính của bánh xe là:

d=2r => r=d/2= 38:2= 19 (cm)

Đáp số: d=38 (cm)

             r=19 (cm)

Đề bài 4: Cho hình tròn tâm O, có đường kính AB = 18 cm. Tính chu vi hình tròn tâm O, đường kính AB; Hình tròn tâm M đường kính OA và Hình tròn tâm N có bán kính OB.

Bài giải:

Chu vi hình tròn tâm O là:

 C (O) = AB x ? = 18 x 3,14 = 56,52 (cm)

Bán kính đường tròn O là: r (O) = AB/2 = 18/2 = 9 (cm)

Ta có OA, OB lần lượt là đường kính của hình tròn tâm M và hình tròn tâm N. Trong đó OA=OB= 9(cm)

Từ đó suy ra

Chu vi hình tròn tâm M là: C (M) = OA x ? = 9 x 3,14 = 28,26 (cm)

Chu vi hình tròn tâm N là: C (N) = OB x ? = 9 x 3,14 = 28,26 (cm)

Đáp số: C (O)= 56,52 (cm)

             C (M)= 28,26 (cm)

             C (N)= 28,26 (cm)

Hi vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn dễ dàng hiểu rõ được công thức tính chu vi hình tròn cũng như các dạng bài tập phổ biến hiện nay.

Rate this post