Dân tộc bắt vợ H’ Mông diễn ra như thế nào?

Tục bắt vợ của dân tộc H’ Mông đã có từ lâu đời nhưng không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa về phong tục này. Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu nhiều hơn về dân tộc bắt vợ này nhé.

Bắt vợ là gì?

Tục bắt vợ hay còn được gọi là tục cướp vợ, kéo vợ. Theo đó, khi người con trai ưng một cô gái nào đó họ sẽ tìm cách bắt đem về.

Tục bắt vợ là một trong những nét đặc trưng trong hôn nhân của dân tộc H’Mông. Nó giúp cho những đôi trai gái yêu nhau có cơ hội tới được với nhau. Tuy nhiên đây cũng là một trong những nỗi lo lắng của nhiều cô gái khi lọt vào tầm ngắm của các trai bản

Dân tộc bắt vợ H’ Mông diễn ra như thế nào?

Tục bắt vợ là một nét đặc trưng trong hôn nhân của dân tộc H’ Mông, đây cũng là dịp để những đôi trai gái có cơ hội tới với nhau nhưng cũng là một trong những nỗi lo lắng của nhiều cô gái khi lọt vào tầm ngắm của những trai bản khác.

Xuất phát từ việc nhiều đôi trai gáu yêu nhau nhưng gặp phải sự phản đối của gia đình hai bên từ đó mà tục bắt vợ được mở ra để đưa ra một giải pháp hữu hiệu để các cặp đôi yêu nhau có cơ hội kết duyên.

Dan-toc-bat-vo-H’-Mong
Dân tộc bắt vợ H’ Mông

Dân tộc bắt vợ Mông khi đi chợ, ngắm được cô gái nào ưng ý thì chàng trai sẽ ngỏ lời và sẽ thể hiện một điệu múa khèn hoặc đoạn nhạc thổi bằng sáo, lá cây. Nếu trường hợp cô gái đồng ý cũng sẽ giả vờ bỏ chạy vừa chạy và ngoái cổ lại để chờ.

Tiếp đến với sự chứng kiến của nhiều người thì chàng trai sẽ cầm cổ tay cô gái và kéo cô về phía mình. Mặc dù đã biết trước mọi chuyện nhưng cô gái sẽ giả vờ bất ngờ và kêu toáng lên kêu cứu, khóc lóc để mọi người đến giải cứu mình.

Theo quan niệm của dân tộc bắt vợ Mông thì nếu người con gái bị kéo về làm vợ mà không khóc lóc hoặc kêu la thì gia đình và làng xóm sẽ khinh. Song song với đó thì cô gái khóc càng to càng có phản ứng quyết liệt thì càng có nhiều hạnh phúc và con cháu đầy nhà.

Co-gái-khóc-càng-to-phản-úng-cang-quyét-liẹt-thì-càng-có-nhièu-hạnh-phúc-và-con-cháu-dày-nhà
Cô gái khóc càng to, phản ứng càng quyết liệt thì càng có nhiều hạnh phúc và con cháu đầy nhà

Xem thêm:

Khi tục kéo vợ đã gần hoàn thành, nhà trai sẽ cử một người về trước báo tin cho gia đình nhà trai để bắt một đội gà (bao gồm một con gà trống chưa gáy hoặc một con gà mái tơ) để đặt ở cửa chính chờ đoàn người kéo vợ về làm phép trước khi người con gái chính thức bước vào nhà trai.

Việc sống chung trong gia đình nhà trai ba ngày sẽ tạo điều kiện cho người con gái làm quen với nhà chồng, công việc nhà chồng. Nếu trong thời gian sống thử, cô gái cảm thấy chấp nhận được, đôi trẻ mới chính thức được bắt đầu cuộc sống vợ chồng.

Người Mông quan niệm con gái đã bị người ta dùng gà trống làm lễ nhập nhà rồi thì có bỏ về bố mẹ đẻ cũng không thể chấp nhận được. Cô gái đã trở thành người của nhà khác, khi chết cũng là ma nhà người khác.

Hiện có nhiều ý kiến cho rằng đây là hủ tục, là vi phạm pháp luật vì cưỡng ép kết hôn, nhưng cũng có ý kiến khẳng định việc làm này là hợp pháp vì pháp luật hôn nhân gia đình tôn trọng phong tục, tập quán.

Rate this post