Gian lận thi cử, cần xử lý từ đâu?

Vấn đề gian lận trong thi cử đã tồn đọng từ trước đến nay và kỳ thi THPT vừa diễn ra khiến nền giáo dục nước nhà trở nên đáng báo động hơn bao giờ hết.

Từ vụ Đồi Ngô- Bắc Giang 2012

Đây được coi là vụ gian lận thi cử đáng chú ý nhất Việt Nam sau khi loạt sai phạm ở Hà Giang xuất hiện. Năm thi tốt nghiệp của các em sinh năm 1994, đã có một học sinh ghi lại cảnh giáo viên, giám thị thoải mái để sỹ tử sử dụng tài liệu, trao đổi bài với nhau. Thậm chí, có giám thị còn đưa đáp án cho học sinh. Đoạn clip ghi lại sau đó bị phát tán đã khiến giáo dục Việt Nam được phen hoảng loạn.

Ít ai có thể ngờ rằng, trong một kỳ thi quan trọng như vậy lại để xảy ra tình trạng khó chấp nhận và đáng xấu hổ. Sau đó, đã có những giải pháp đưa ra như: lắp các thiết thị giám sát tại phòng thi để tránh tình trạng gian lận.

Gian lận trong thi cử ngày càng nhiều hơn

Có vẻ như, sáng kiến này đã có tác dụng khi từ năm đó không thấy bất cứ sự việc nghiêm trọng về gian lận thi cử diễn ra. Tuy nhiên gian lận không chỉ có việc học sinh sử dụng tài liệu, trao đổi bài với nhau…mà nó còn nằm ở công tác chấm thi.

Hà Giang 2018

Sự việc gian lận quá đáng sợ tại Hà Giang đã khiến nền giáo dục Việt Nam thêm phần xuống dốc, không còn những trường hợp sử dụng tài liệu mà cán bộ chấm thi còn ngang nhiên nâng điểm cho các thí sinh. Hô biến từ trượt tốt nghiệp thành thủ khoa của cả nước. Vì cơ chế thi tốt nghiệp hiện nay đã thay đổi khi các thí sinh được dự thi trên địa bàn mình học tập chứ không phải di chuyển sang các cụm thi như các năm trước. Điều này khiến các tỉnh vùng sâu có công tác quản lý lỏng lẻo càng có cơ hội trợ giúp cho học sinh nhiều hơn. Nếu như Hà Giang không có 4 cái tên lọt top điểm cao nhất nước thì chắc chắn không ai để ý nhất. Nhưng sai phạm nào rồi sẽ có lỗ hổng, chẳng ai có thể tin được một tỉnh nghèo của Việt Nam mọi năm có thành tích rất thấp lại đột biến tăng vọt trong năm 2018. Và như đã biết, cán bộ chấm thi đã tự ý nâng điểm cho các sỹ tử.

Cần có những biện pháp ngăn chặn gian lận trong thi cử

Thậm chí, một trong những học sinh có số điểm cao nhất nước còn vỗ ngực trả lời phỏng vấn báo chí rằng ” Đề năm nay dễ và nó không làm khó được em”. Thật đáng khen cho câu trả lời tự tin này. Nhưng cuối cùng kết quả chấm thi lại đã có 1 thí sinh không đủ điểm đỗ tốt nghiệp chứ nói gì đến vào đại học.

Cần làm gì đẻ ngăn lại việc gian lận?

Dù cho sự việc ở Hà Giang là lời cảnh tỉnh cho nhiều người và các cụm thi vào năm sau trở đi. Tuy nhiên, ai cũng biết gian lận rồi sẽ diễn ra nếu như cứ để các trường THPT tự tổ chức thi và chấm thi như vậy.

Ông Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ GD-ĐT đã có những ý kiến ban đầu để ngăn chặn tình trạng xấu này: Thực hiện quy định của Luật Giáo dục Đại học, Bộ khuyến khích các trường tự chủ tuyển sinh, nhưng vấn đề là trong bối cảnh vẫn tồn tại kỳ thi THPT quốc gia để các trường có thể sử dụng kết quả thì “không dại gì” các trường lại ôm vào mình nhiệm vụ rất dễ bị “ném đá” này “.

Mặc dù đây là giải pháp rất tốt nhưng việc các trường đại học ôm việc vào người là điều rất khó khăn khi họ còn nhiều công tác chuẩn bị khác chứ không phải chấm điểm đại học. Chính vì thế, làm sao để ngăn chặn nạn gian lận lại vẫn là câu hỏi khó giải đáp.

5/5 - (1 bình chọn)