Phong tục đón trẻ sơ sinh về như diễn ra như thế nào? Đây chắc hẳn là vấn đề được nhiều bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm đến và cùng nhau chia sẻ với nhau. Bài viết dưới đây chúng tôi đã tổng hợp chi tiết thông tin liên quan, mọi người hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
Tổng hợp những phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà cơ bản nhất
Phong tục nhờ người “Mát tay” đón bé từ viện về nhà
Cách đây khoảng tầm 20 – 30 năm, vẫn còn khá nhiều trường hợp tự sinh em bé tại nhà. Nhưng hiện nay đa phần các mẹ đều sinh em bé tại bệnh viện rồi mới đưa về nhà. Theo như một số quan niệm, lựa chọn người có uy tín được xem là “Mát tay” đưa trẻ về nhà sẽ tạo nên nhiều điều tốt đẹp.
>>> Bạn biết được gì về phong tục xăm mình của người Việt
Nghĩa là sau khoảng 72h, người có tiếng nói ở trong gia đình sẽ nhờ những bà có uy tín, tháo vát công việc và nhanh nhẹn để bế em bé về nhà. Phong tục đón em bé từ viện về nhà hiện nay được áp dụng nhiều với mong muốn trẻ sau này sau này lớn lên sẽ dễ nuôi, không quấy khóc và chóng lớn.
Phong tục trẻ mới sinh làm con của Thánh hay là của Phật
Theo như quan niệm dân gian, giờ sinh và năm sinh của trẻ rất quan trọng. Đã có một số em bé sinh ra gặp phải giờ xấu, giờ không hợp với bố mẹ và cơ thể yếu ớt thì bố mẹ thường phải làm theo đúng với phong tục cho em bé làm con nuôi.
Con nuôi ở đây không phải là cho hẳn,nghĩa là sẽ gửi em bé ở cửa Thánh, cửa Phật. Ý nghĩa của phong tục này là nhờ vào uy danh, đức độ của thần thánh nhằm tránh được những điều tiếng xấu.
Bên cạnh đó, các Ngài sẽ che chở cho con luôn được an toàn và khỏe mạnh. Quá trình gửi con chỉ là thực hiện theo kiểu tượng trưng, vì bố mẹ ruột vẫn sẽ nuôi nấng trẻ như bình thường. Từ lúc khoảng 10 tuổi, bố mẹ cần phải đến nơi đã cho con làm con nuôi để có thể chuộc về.
Tục đua đuổi tà ma xung quanh trẻ sơ sinh
Theo dân gian, trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị tà ma quấy rối. Do đó, bố mẹ cần phải thực hiện các biện pháp nhằm phòng ngừa được việc này khi đón trẻ từ viện về nhà.
>>> Xem thêm: Thông tin về phong tục đám cưới Trung Quốc
Thường thì bố mẹ cần phải chuẩn bị thật đầy đủ quần áo để che chắn cho trẻ. Tiếp đến, cần phải quệt một ít nhọ nồi, hoặc có thể là vệt son lên trán của bé. Cuối cùng là trang bị thêm dao, đũa bên cạnh mẹ và em bé.
Để có yên tâm hơn, bố mẹ có thể lựa chọn ngày giờ tốt để đưa trẻ về nhà. Vì đã có nhiều quan niệm cho rằng một số thời điểm ở trong ngày sẽ xuất hiện ma quỷ. Bên cạnh đó, cũng nên chuẩn bị một bài khấn nhằm xin ông bà phù hộ trước khi đưa trẻ về nhà.
Tục bước qua đống lửa
Khi bố mẹ đưa trẻ từ viện về nhà nên cần làm gì? Lửa được xem là thứ có công dụng thanh tẩy trong văn hóa Việt Nam. Vì vậy, khi bước qua đống lửa được xem là có khả năng giải thoát khỏi sự đeo bám của ma quỷ.
Phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà bước qua đống lửa sẽ được thực hiện cụ thể như sau: cần phải chuẩn bị một cái chổi sau đó đốt lên, chuẩn bị thêm vàng mã và rắc thêm muối. Cần phải đợi lửa cháy cho bớt to thì mẹ hãy bé em bé bước qua lửa, tiếp đến bé trẻ vào nhà. Cần phải hết sức chú ý nếu không có thể sẽ bị bỏng.
Tục đặt tên khi đón trẻ sơ sinh từ viện về nhà
Dân gian xưa rất kiêng kỵ trong việc gọi tên thật của con, nếu như vậy sẽ làm tà ma chú ý đến. Vì vậy, đa phần trẻ đều sẽ được đặt thêm một cái tên tục, tên được cho là không được đẹp nhằm tránh để cho tà mà chú ý đến.
Một số tên thường được bố mẹ đặt như Tý; Cu; Vẹo; Tèo;… hoặc là những tên hiện đại hơn như Bo, Sam, Bin, Nhím,… Ngày xưa thì những cái tên này sẽ theo con trai cho đến khi đủ tuổi ghi vào sổ đinh, còn con gái thì khi lấy chồng.
Hiện nay, quan niệm đặt tên này đã không còn quá khắt khe nhưng đa phần ai cũng sẽ đặt một tên ở nhà cho trẻ.
Lời kết
Hy vọng những thông tin được chia sẻ ở trên nhằm giúp cho mọi người được hiểu rõ về hơn về phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà. Thường xuyên truy cập vào chuyên trang thông tin điện tử này để khai thác thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nữa nhé.