Tục nhuộm răng đen của người Việt từ xa xưa

Khoảng vài chục năm trước thì ở Việt Nam khá phổ biến với phong tục nhuộm răng đen. Đây cũng là một trong những nét đẹp văn hóa từ lâu đời. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết phong tục nhuộm răng đen của người Việt ở bên dưới bài viết.

Nguồn gốc của tục nhuộm răng

Nhuộm răng là tục cổ của dân tộc hiện chưa xác định được lịch sử của tục nhuộm răng ở Việt Nam vẫn chưa có lời giải đáp. Dựa theo truyện cổ tích nước ta ghi nhận vào thời nhà Chu và ở Việt Nam đã xuất hiện tục nhuộm răng từ đó người Việt sẽ có tục ăn trầu để khử uế mùi ô uế và cho răng đen.

Tuy nhiên có nhiều người cho rằng tục nhuộm răng đen của người Việt xuất phát từ thói quen ăn trầu. Khi nhai trầu thì sẽ làm cho hàm răng của người phụ nữ bị ố từ đó thì việc  nhuộm đen sẽ tạo nên vẻ thẩm mỹ duyên dáng cho  hàm răng.

Ý nghĩa tục nhuộm đen răng của người Việt

Với người Việt phong tục nhuộm răng đen vừa có tác dụng bảo vệ răng khỏi những con sâu răng và mang ý nghĩa đánh dấu tuổi trưởn thành và cũng thể hiện sự tự tôn dân tộc.

Từ thời xưa thì xã hội sẽ hay đánh giá giống vẻ bề ngoài mà không cần soi xét tư cách quá nhiều. Vì cho quan niệm chỉ có những người trưởng thành, đàng hoàng thì mới tiến hành nhuộm răng đen.

Những người không nhuộm răng đen sẽ được coi là dị biệt, khác người và không được trưởng thành, thậm chí còn có câu nói “răng trắng như răng chó” đây là mang ý nghĩa chửi ngầm.

Việc nhuộm răng đen thời xưa của người Việt cũng là để phân biệt với người Tàu. Tất cả mọi người đều cần phải thực hiện nhuộm răng từ dân đen cho đến những bậc vua chúa.

Hướng dẫn cách nhuộm răng đen của người Việt

Mỗi dân tộc sẽ có quan niệm về thẩm mỹ, sức khỏe răng miệng và cách nhuộm răng khác nhau. Chỉ nhuộm răng đen khi đã thay răng sữa hoàn toàn như vậy thuốc sẽ dễ thấm vào men răng, có thể dùng các loại thuốc nhuộm có thành phần từ thiên nhiên như bột nhựa cánh kiến, phèn đen, nước cốt chanh, nhựa gáo dừa….

Thông thường trước khi nhuộm răng cần phải vệ sinh sạch sẽ, sáng bóng và trước khi nhuộm 3 ngày thì cần xỉa răng bằng vỏ cau khô với than bột trộn muối. Một ngày trước khi nhuộm răng thì cần phải ngậm chanh, súc miệng bằng rượu trắng để men răng mềm hơn, tuy nhiên trong khoảng thời gian này có thể nước cốt chanh sẽ làm sưng hết các bộ phận của miệng và răng.

Hãy cùng tìm hiểu cụ thể cách nhuộm răng đen ở dân tộc Thái và dân tộc Kinh như:

Cách nhuộm răng đen của người Thái

Họ sẽ sử dụng những nguyên liệu tự nhiên dễ dàng tìm thấy trong rừng hoặc trong những cây trồng tại vườn nhà. Chủ yếu nguyên liệu nhuộm răng đen của người Thái là quả mè và bồ hóng. Để có được màu đen bóng của răng thì trước đó cần chuẩn bị nguyên liệu trong khoảng từ 8 – 10 ngày và thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Đầu tiên cần chuẩn bị quả mè non độ chát nhiều để dính răng và sau đó đồ lên tiến hành bóc lấy vỏ.
  • Bước 2: Cho vỏ mè vào giã nhỏ và phơi lên những vật dụng bằng sắt như cuốc, xẻng để chúng được đen bóng hơn.
  • Bước 3: Khi vỏ mè khô thì ngâm nước cho mềm hơn và bọc lại bằng lá chuối khô.
  • Bước 4: Tiếp đến đem nướng và giã nhỏ lại một  lần nữa thành bột mịn.
  • Bước 5: Mang bồ hóng trộn cùng với vỏ mè tạo nên hỗn hợp sền sệt và đem bôi lên răng.
  • Bước 6: Cứ giữ nguyên hỗn hợp này qua đêm và thực hiện tiếp tục từ 3 – 5 đêm liên tục cho đến khi đạt được màu ưng ý.

Với mỗi lần thực hiện nhuộm răng sẽ xuất hiện cảm giác đau nhức, ê buốt răng. Khi muốn màu đen như ý thì cần nhuộm lại 3 tháng 1 lần. 

tuc-nhuom-rang-den
Mỗi dân tộc sẽ có quy trình nhuộm răng đen khác nhau

Kỹ thuật nhuộm đen răng của người Kinh

Về quy trình nhuộm răng thì dân tộc Kinh khá giống với dân tộc Tày tuy nhiên có chút khác biệt về nguyên liệu để nhuộm.

Người kinh sẽ dùng bột nhựa cánh kiến, nhựa của gáo dừa, nước cốt chanh. Các bước cụ thể để thực hiện bước nhuộm răng của dân tộc Kinh là:

  • Bước 1: Các bước chuẩn bị

Khi chuẩn bị trước 3 ngày đầu tiên hãy dùng vỏ cau khô trộn với bột muối và bột than sau mỗi lần làm sạch răng, chải răng, xỉa răng.

Trước nhuộm 1 ngày bạn dùng nước chanh hòa với rượu trắng và từ đó dùng hỗn hợp này để ngậm hoặc súc miệng như vậy để men răng có thể mòn bớt đi thuốc nhuộm sẽ có tác dụng hiệu quả hơn.

Tuy nhiên khi men răng bị loại bỏ thì người nhuộm sẽ cảm thấy đau  nhức và có cảm giác như răng bị lung lay, ê buốt, đau nhức. Ngoài ra thì răng, miệng, lưỡi và vòm họng cũng có thể bị sưng và ê buốt.

  • Bước 2: Tiến hành nhuộm răng

Pha thuốc nhuộm trong khoảng từ 7 – 10 ngày trước đó theo đúng tỉ lệ và sau đó cho hỗn hợp này vào lá chuối, lá dừa áp trực tiếp lên vùng răng cần nhuộm cho cả 2 hàm răng.

Thời điểm thích hợp nhất để nhuộm là sau bữa tối tiến hành nhuộm 1 lần và đến nửa đêm tiếp tục thay một lớp nhuộm khác và để đến sáng hôm sau.

Sau khi thức giấc sáng hôm sau thì cần súc miệng bằng nước mắm để loại bỏ bớt các chất độc từ thuốc còn sót lại trên răng.

Trong quá trình nhuộm răng thì điều khó khăn nhất là người nhuộm cần ngậm chặt miệng để hạn chế tình trạng thuốc nhuộm không đều. Đặc biệt trong thời gian này người nhuộm cũng không được nhai thực phẩm mà hãy nuốt chửng.

  • Bước 3: Tiến hành nhuộm đen và đánh bóng

Nhận thấy răng đã chuyển sang màu đỏ già như màu cánh kiến thì tiếp đến cần bôi lên hỗn hợp đã được bào chế từ phèn đen và nhựa cánh kiến lên răng. Đây chính là bước nhuộm đen cho răng.

Sau đó họ tiếp tục nấu nhựa của gáo dừa trên bếp với lửa lớn. Và cũng chính chất nhựa chảy ra này sẽ dùng để bôi lên răng và giúp đánh bóng răng.

Với phương pháp này sẽ có thể nhuộm răng đen trong khoảng từ 20 – 30 năm tùy vào phương thức chăm sóc sau đó.

Nhưng muốn có hàm răng đen bóng thì mỗi năm bạn nên nhuộm lại 1 lần. Để tránh tình trạng màu răng phai nhạt trông loang lổ.

Vì sao hiện nay phong tục nhuộm răng đen không còn phổ biến?

Đến khi nền văn hóa Phương Tây đang  dần xâm nhập vào Việt nam khoảng những năm 1862, đây cũng là lúc đánh dấu sự lụi tàn của tục răng đen.

Thời gian này thường những người phụ nữ Việt Nam sẽ thể hiện tư tưởng mới, con người mới bằng cách cao trắng răng.

Theo quan niệm thời điểm đó thì những người để răng đen là kém văn minh, cổ hủ, không văn minh và mãi sống trong những ngày tháng kém cỏi.

Một phần lý do nữa là khi tiếp xúc lâu với phụ nữ phương Tây răng trắng, dần dần người Việt Nam thay đổi tư tưởng và cảm thấy răng trắng trông đẹp hơn, thẩm mỹ hơn.

Tục nhuộm răng, ăn trầu là những phong tục truyền thống của nước ta, mặc dù hiện nay không còn tồn tại nhưng tục nhuộm răng là một trong những giá trị văn hóa dân tộc cần được trân trọng và lưu giữ. 

Chính vì những suy nghĩ đó nên tục răng đen đã dần mai một và biến mất từ đó. Đến nay chúng ta thường chỉ thấy các cụ cao tuổi để răng đen mà thôi.

Ngày nay tiêu chuẩn cho cái đẹp sẽ là một hàm răng trắng sáng từ đó mà có nhiều kỹ thuật tẩy trắng răng, bọc răng sứ đang là những giải pháp cho những người có hàm răng ố vàng, xỉn màu hoặc bị đen.

Hy vọng qua bài viết ở trên bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin về tục nhuộm răng đen của người Việt thời xưa. Bạn hãy thường xuyên ghé chuyên mục này để tìm hiểu thêm những kiến thức về phong tục tập quán của Việt Nam.

Rate this post