Ý nghĩa của tục hóa vàng mã trong mỗi dịp lễ tết

Từ xa xưa phong tục đốt vàng mã đã rất phổ biến ở Việt Nam để bày tỏ lòng thành kính của người còn sống đối với người đã chết. Ngoài ra thì việc đốt vàng mã sẽ còn có ý nghĩa gì nữa? Để giải đáp được thắc mắc này thì bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Nguồn gốc của việc đốt vàng mã

Người Hạ ở Trung Hoa ban đầu họ dùng đất sét nặn để làm mâm bát và dùng tre gỗ để làm nhạc khí như chuông khánh, đàn sáo… để mang  chôn cất người chết. Còn vào đời nhà Chu thì các vua và các quan lớn chết đi từ vợ con đến bộ hạ của ca sc vua các quan lớn cũng sẽ cần đem đi chôn sống để tiếp tục hầu hạ ngài dưới cõi âm.

Thời nhà Hán thì tục lệ chôn người sống theo cùng với người chết được bỏ. Đến năm 105 sau công nguyên ông Vương Dũ sẽ lấy giấy chế ra quần áo, vàng bạc… thay thế cho việc dùng thật vàng bạc thật trong khi tang ma và tế lễ.

Hầu hết dân chúng Trung Hoa đã tỉnh ngộ và cùng nhau bỏ tục đốt vàng mã từ đó các nhà chuyên sinh sống và nghề nghiệp vàng mã  bị thất nghiệp. Vương Luân dòng dõi của Vương Dũ bị phá sản cùng với các bạn đồng nghiệp âm mưu phục hưng lại nghề nghiệp hàng mã. Câu chuyện được chép từ sách cổ Trực Ngôn Cảnh Giáo: là cho một người giả ốm mấy hôm sau đó thì chết và lập tức được khâm niệm vào quan tài đã có lỗ hổng sẵn sang để đem đến thức ăn, nước uống. Khi hàng xóm đến viếng đông thì Vương Luân sẽ cùng với gia nhân, họ hàng mang đến nhiều thứ đồ mã và trong đó có cả hình nhân thế mệnh để cúng người chết. Họ bày ra những lễ cũng các thiên phủ, nhân phủ, địa phủ theo đó mọi người cũng khấn khứa theo. Sau đó thì người giả chết kia sẽ lò dò ngồi dậy và bước ra từ quan tài trong dáng bộ  của một người chết đi sống lại và kể lại câu chuyện “Các thần thánh trong tam, tứ phủ vừa nhận được hình nhân thế mệnh cho tôi, với tiền bạc và đồ mã, nên mới tha cho ba hồn bảy vía của tôi được phục sinh về nhân thế”. Lúc đó ai cũng sẽ tin đó là thật và cho rằng thật sự hình nhân thế mệnh có thể thế mệnh được và thành thần trong tam, tứ phủ  và cùng ăn đồ mã, tăng phúc.

Từ đó nghề hàng mã được phục hưng nhanh chóng.

Đốt vàng mã đem lại lợi ích như thế nào?

Lợi ích to lớn của việc đốt vàng mã là đem lại báo hiếu. Trong quá trình hóa vàng tâm người hóa vàng sẽ cảm thấy  sự an lạc vì đã làm được điều đó để báo hiếu ông bà cha mẹ, tổ tiên người đã khuất.

Phong tục này đã xuất hiện từ thời xa xưa ở Việt Nam nên đến những ngày giỗ, ngày lễ mà không gây ra cảm giác day dứt  khi mình chưa làm tròn bổn phận của người con, cháu.

Có thể nói rằng việc hóa vàng mã để tâm mình an lạc, thoải mái và không có bất cứ muộn phiền nào.

Tục hóa vàng dựa trên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, vật hóa vàng thường gắn liền với đời sống thường nhật để con người ở thế giới bên kia sống gần hơn với dương gian. Đốt vàng mã nhằm cung cấp cho người đã khuất tiền, quần áo, gậy đi đường.

Sau mỗi dịp lễ tết người dân thường mang vàng hương ra trước của nhà để đốt và khi đốt xong gia chủ sẽ đổ vào đó một chén rượu cúng trong đống tro vàng mã đê r đồ cúng được chuyển đến cho người nhận.

phong-tuc-dot-vang-ma
Đốt vàng mã là tập tục phổ biến ở Việt Nam

Có rất nhiều nhà đốt nhiều vàng mã như giấy bạc, giấy vàng, vàng thoi, quần áo, giày dép, nhà cửa, xe cộ… có gia đình còn đốt cả người hầu, tỳ thiếp… và nhiều đồ dùng có giá trị khác.

Việc làm cúng gia tiên làm cơm, khấn, cúng, hóa vàng mã tiền âm phủ bao hàm ý nghĩa báo hiếu với tổ tiên, ông bà cha mẹ mà còn mang đến nhiều ý nghĩa với người đang sống. Ngoài ra như cách để giáo dục con cháu đời sau sống hòa thuận, có tâm, có hiếu, sống tích  cực và luôn hướng đến những điều thiện lành trong cuộc sống. Đây cũng là tôn chỉ trong tư tưởng Đạo phật và văn hóa dân tộc.

Việc gìn giữ tục đốt vàng mã này như một nét văn hóa đặc sắc của dân tộc tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Tuy nhiên có những suy nghĩ sai lầm cho rằng việc đốt vàng mã sẽ cho tổ tiên càng nhiều thì sẽ càng tốt, cái gì cũng cần có chừng mực mà mọi người nên chú ý xem xét.

Quan điểm của Phật giáo về đốt vàng mã

Đối với quan điểm của Phật giáo thì Đức Phật Thích Ca không hề dạy hay lan truyền việc đốt vàng mã để cúng gia tiên. Mà theo quan niệm của Phật giáo thì nếu chúng ta dâng vàng, xe hơi, nhà lâu hay ti vi… như vậy thì làm cho những vong linh này luyến tiếc cõi trần mà không còn tĩnh tâm tu tập để vượt qua cảnh giới. Khi họ càng chìm sâu vào khổ đau trong cảnh giới ác đạo.

Vào ngày 12/ 2 thì Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hòa Thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực đã ký ban hành công văn 031/CV-HĐT về việc cấm đốt vàng mã tại những chùa chiền để từ đó thực hiện theo đúng giáo pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni.

Nên cách tốt nhất để giúp cho các vong linh gia tiên chúng ta  sớm vượt qua cảnh giới thì tốt nhất luôn cầu nguyện phật thánh gia hộ cho những vong linh sớm siêu linh tịnh độ, phóng sinh và làm thiện nguyện giúp đỡ cho những hoàn cảnh khó khăn, neo đơn.

Các đại đức đều cho rằng nếu người dương biết làm phúc thì người âm dễ siêu thoát và chúng ta nên lên chùa thành tâm cầu nguyện và hồi hướng tâm đức. Còn số tiền để mua sắm vàng mã đốt thì nên cho cha mẹ hoặc dùng tiền đó để chia sẻ cho những người khác khó khăn hơn mình. Còn khi cầu nguyện cốt yếu vẫn cần có tấm lòng thành nếu không thành tâm thì làm việc gì cũng sẽ vô ích. Từ lâu đời đã có tục đốt vàng mã nên cũng rất khó để từ bỏ ngay lập tức nhưng tốt hơn thì bạn nên hạn chế điều đó lại.

Trên đây là một vài thông tin sơ lược về tục đốt vàng mã. Bạn đọc hãy thường xuyên ghé thăm chuyên mục này để có thêm nhiều bài viết về văn hóa, phong tục tập quán của người Việt Nam.

Rate this post