Phong tục xăm mình của người Việt có ý nghĩa như thế nào? Thông tin này được chia sẻ rất nhiều ở trên các diễn đàn khác nhau. Bài viết dưới đây chúng tôi đã tổng hợp những thông tin liên quan đến vấn đề trên, mọi người hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
Tìm hiểu về nguồn gốc của phong tục xăm mình của người Việt
Theo như trong sách Việt sử giai thoại có viết: một trong số các tục cổ xưa nhất của người Việt đó là xăm mình, kéo dài đến cuối Thế kỷ 13m đầu thế kỷ 14 mới chấm dứt. Nhưng có người lại nói rằng, cũng vì tục lệ này mà tên nước đầu tiên của người Việt là Văn Lang.
>>> Quan tâm thêm về phong tục xông đất đầu năm của người Việt
Nhưng cho đến hiện nay, người dân ở trên núi xuống nước đánh bắt cá thường bị thuồng luồng gây tổn hại, do đó đã cùng nhau tâu việc này lên với Vua. Vua có nói rằng: “Những giống ở trên núi khác với các loài ở dưới nước. Những loài ở dưới nước chỉ ra các gì giống với mình và ghét những gì khác mình. Do đó, ta mới bị gây hại”. Theo đó, phía nhà Vua đã ra lệnh cho ai nấy cũng cần phải lấy màu xăm hình thủy quá vào người. Kể từ đó, họ không còn bị thuồng luồng gây thương tích nữa.
Như vậy, ở Việt Nam phong tục xăm mình của người Việt nhằm để thuận lợi hơn trong việc đánh bắt cá cho người dân.
Vậy, phong tục xăm mình của người Việt có ý nghĩa gì?
Phong tục xăm mình của người Việt có nguồn gốc từ người Việt cổ, tục xăm mình đã phát triển mạnh mẽ vào thời Lý – Trần. Nhất là vào thời nhà Trần, từ Vua quan cho đến thần dân, ai nấy cũng đều xăm hình vào người. Riêng đối với người ở trong hoàng tộc, phục dịch ở trong triều đình thì bắt buộc phải xăm hình lên thân thể, xem đây là một luật lệ cần phải thi hành.
Cho đến đời vua Trần Anh Tông (giai đoạn 1293 – 1314) cũng đã phản đối việc làm này, bởi nhà Vua rất sợ thợ châm kim vào trong da thịt của mình. Do đó, về sau người nào có sở thích xăm thì xăm còn không thì thôi. Tục xăm mình không còn được quy định như trước nữa.
Bên cạnh đó, theo như trong sử liệu, nhằm tỏ ý chí quyết tâm diệt giặc ngoại xâm, bảo vệ giang sơn năm 1285 quan quân phía nhà Trần tất thảy đều tiến hành xăm lên cánh tay 2 chữ “Sát Thát” (với ý nghĩa tương ứng là “Giết quân Thát Đát, tức quân Mông Cổ”).
Ở ngay trong Sách Đại Việt sử ký toàn thư có ghi chép: “Ngày 12, quân giặc đánh Gia Lâm, Vũ Ninh, Đông Ngàn, bắt được nhiều quân ta, thấy người nào cũng thích hai chữ “Sát Thát”” bằng mực vào cánh tay, tức lắm, giết hết”.
Nhưng không dừng lại ở đó, dưới vương triều Trần, các thành viên thuộc đội quân Thánh Dực bảo vệ xa giá thì việc xăm lên trán 3 chữ Thiên Tử Quân (Quân đội Thiên Tử). Hay phía người dân còn thường xăm lên vùng bụng với dòng chữ “nghĩa dĩ quyên khu”, “hình vu báo quốc” nhằm thể hiện tinh thần thượng võ, bởi việc nghĩa liều thân và báo đền ơn nước.
Riêng đối với người Việt cổ, phong tục xăm mình nhằm thể hiện được sự hòa hợp cùng với thiên nhiên, mang ý nghĩa quyết tâm phòng chống địch.
Ý nghĩa phong tục xăm mình trên Thế giới
Đối với trường hợp của Ötzi, một trong số các giải thích về sự xuất hiện của từng hoạt tiết ông mang trên người với mục đích điều trị bệnh lý. Dựa vào vị trí của hình xăm gần từng khớp xương, có giải thuyết cho rằng đó là tiền thân của thuật châm cứu.
>>> Giải thích rõ về khái niệm phong tục là gì
Theo đó, giải thuyết tương tự về tác dụng điều trị bệnh có thể được áp dụng cho tục xăm mình đối với Ai Cập cổ đại. Nhất là tục xăm mình này thường chỉ xuất hiện ở trên cơ thể của người phụ nữ.
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, từng họa tiết nằm tại vùng bụng, ngực, đùi có thể là một bùa chú bảo vệ họ trong khoảng thời gian mang thai hoặc là thời điểm chuyển dạ. Ngoài ra, tại Syria, hình xăm mang ý nghĩa như một biểu tượng tôn giáo.
Kết luận
Tổng hợp những thông tin được chia sẻ ở trên nhằm giúp cho mọi người được hiểu rõ hơn về phong tục xăm mình của người Việt. Ccas bạn hãy thường xuyên truy cập vào chuyên trang thông tin điện tử này để khai thác thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nhé!