Tìm hiểu phong tục là gì và những nguyên tắc áp dụng phong tục tập quán

Lâu nay chúng ta thường hay nói tới phong tục. Phong tục chính là thói quen, sinh hoạt đã ăn sâu vào trong cuộc sống hàng ngày và tiềm thức. Cùng tìm hiểu chi tiết phong tục là gì và những nguyên tắc áp dụng phong tục tập quán qua bài viết dưới đây nhé!

Phong tục là gì?

Phong tục trở thành tập quán xã hội tương đối bền vững, phản ánh tính thống nhất của cộng đồng và những đặc trưng của cộng đồng, do đó, phong tục có thể là của một dân tộc, một địa phương, một tầng lớp xã hội, cũng có thể là phong tục của một dòng họ, một gia tộc.

Phong-tuc-tro-thanh-tap-quan-xa-hoi
Phong tục trở thành tập quán xã hội

Xem ngay: phong tục đưa ông táo về trời để biết cách làm đúng

Phong tục không có tính pháp lí chặt chẽ như pháp luật của Nhà nước, cũng không có tính cố định, bắt buộc cao như nghỉ lễ và nghí thức nhưng nó cũng không tuỳ tiện, nhất thời như những hoạt động sống thường ngày.

Phong tục được tồn tại theo sự truyền miệng qua các thế hệ hoặc được chế định thành luật tục, hương ước và được tuân thủ bởi chính sức mạnh của các công cụ đó, bởi dư luận xã hội, nhưng chủ yếu phong tục được lưu truyền và tồn tại qua thói quen và ý thức tự giác thực hiện của con người, đôi khi việc hành động theo phong tục cũng được tuân thủ rất nghiêm ngặt, đặc biệt là những phong tục liên quan đến sinh hoạt tinh thần, tâm linh của con người.

Nếu đời sống xã hội là một bức tranh đa dạng, nhiều màu thì hệ thống phong tục cũng phong phú, đa dạng không kém. Mỗi lĩnh vực hoạt động sống của con người đều có thể hình thành một hệ thống phong tục nhất định. Như trong lao động sản xuất có phong tục canh tác, trồng trọt; trong sinh hoạt văn hoá như phong tục lễ hội, phong tục cưới hỏi; trong đời sống tinh thần, tâm linh như phong tục ma chay, cúng giỗ…

Bởi vậy, phong tục là một phần của văn hoá cộng đồng và trong tiến trình phát triển của xã hội có những phong tục không còn phù hợp thì dần dần mai một, nhưng cũng có sự ra đời, hình thành những phong tục, tập quán mới.

Phong tục là toàn bộ những hoạt động trong sinh hoạt của con người được hình thành và tạo lập trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phong tục không mang tính cố định, bắt buộc như nghi thức, nghi lễ nhưng cũng không tùy tiện như hoạt động sống thường ngày. Nó trở thành một tập quán xã hội tương đối bền vững và tương đối thống nhất.

Nguyên tắc áp dụng phong tục, tập quán

Ngoài Điều 5 Bộ luật Dân sự 2015 ghi nhận nguyên tắc, có nhiều điều khoản khác khẳng định vai trò của tập quán:

Phong-tuc-co-nhung-nguyen-tac-chung
Phong tục có những nguyên tắc chung

Thứ nhất, áp dụng tập quán điều chỉnh quan hệ nhân thân. Trong số những quyền nhân thân được BLDS ghi nhận, bảo vệ thì quyền xác định họ, tên và quyền dân tộc là quyền có sự tham gia điều chỉnh của tập quán pháp, thể hiện tại khoản 2 Điều 26, khoản 1 Điều 28 BLDS.

Thứ hai, áp dụng tập quán trong vấn đề xác lập quyền sở hữu chung, hình thành, quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung của cộng đồng, quy định tại Điều 208, Điều 211 BLDS.

Thứ ba, áp dụng tập quán trong một số vấn đề liên quan đến giao dịch dân sự như: Giải thích giao dịch dân sự ; hình thức giao dịch hụi ,họ, biêu, phường ; giao dịch thuê tài sản quy định tại khoản 1 Điều 121, khoản 3 Điều 404, khoản 1 Điều 471, khoản 1 Điều 477, khoản 1 Điều 481 BLDS.

Thứ tư, áp dụng tập quán xác định nghĩa vụ dân sự, gồm: ranh giới giữa các bất động sản, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra và nghĩa vụ tài sản liên quan đến thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 175, khoản 4 Điều 603, Điều 658 BLDS;

Thứ năm, vấn đề tập quán quốc tế: Tại Điều 666 BLDS quy định như sau “Các bên được lựa chọn tập quán quốc tế trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 664 của Bộ luật này. Nếu hậu quả của việc áp dụng tập quán quốc tế đó trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng”.

Ngoài ra tại khoản 4 Điều 8 Luật Hộ tịch năm 2014 cũng quy định “Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh”.

Rõ ràng, áp dụng tập quán với tư cách là một loại nguồn của pháp luật ở Việt Nam hiện có một cơ sở pháp lý tương đối rộng và bên cạnh nhiều quy định mang tính nguyên tắc, đã có nhiều trường hợp được cụ thể hóa.

Trên đây là phong tục là gì và những nguyên tắc áp dụng phong tục tập quán. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin.

Rate this post