Tìm hiểu nguồn gốc dân tộc Ba Na, phong tục tập quán và đời sống văn hóa

Dân tộc Ba Na là một trong những dân tộc thiểu số đông dân cư nhất tại Tây Nguyên. Giống như nhiều các dân tộc khác ở Tây Nguyên người Ba Na sẽ có những phong tục, tập quán giàu bản sắc. Hãy cùng tìm hiểu về đời sống văn hóa dân tộc Ba Na ở bên  dưới bài viết.

Dân tộc Ba Na ở đâu?

Địa bàn cư trú của người dân tộc Ba Na khá  rộng như ở phía Nam Kon Tum, Bắc Gia Lai, phía Tây Bình Định. 

Tại tỉnh Kon Tum dân tộc Ba Na có 2 nhánh là Ba Na Rơ Ngao và Ba Na Jơ Lâng. Đây là dân tộc đứng thứ hai về dân số trong 6 dân tộc thiểu số bản địa, đặc biệt có góp phần rất nhiều trong quá trình hình thành, phát triển vào trong công cuộc xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp hơn.

Theo chia sẻ của các nhà nhân chủng học thì dân tộc Ba Na đã có nguồn gốc từ chủng Indonesia nên tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ me.

dan-toc-bana
Nhà rông của dân tộc Ba na

Phong tục tập quán, đời sống văn hóa dân tộc Ba na

Đồng bào dân tộc Ba na sống rải rác trên địa bàn rộng lớn nên phong tục tập quán của người dân cũng có sự thay đổi tùy thuộc theo từng địa phương, giao lưu với xã hội bên ngoài, tuy nhiên  sẽ có những biến đổi không quá khác lạ.

Đối với tiếng nói

Các nhánh của dân tộc Ba na đều nói cùng 1 thứ tiếng, không có quá nhiều sự thay đổi ở các dân tộc từ nhiều địa phương khác nhau.

Đối với chữ viết

Đồng bào dân tộc Ba na là dân tộc thiểu số đầu tiên thuộc khu vực Tây Nguyên biết viết, biết đọc và làm tính. Đến năm 1861 căn cứ theo mẫu tự La tinh chữ Ba na viết theo đó giống như chữ quốc ngữ được tồn tại và phát triển đến hiện nay.

Ngày xưa người Ba na sẽ có nước da ngăm đen, đàn ông thường để tóc dài đến cổ tuy nhiên ngày nay tóc ngắn.

Bản tính của người Ba na rất chất phác, hiền lành, hiếu khách và đối đãi rất thân thiết với khách. Khi bạn muốn vào thăm nhà nào đều phải được chủ nhân đồng ý và tuyệt đối khách không được xông thẳng vào bếp núc bởi trong đó có thờ thần ở bếp.

Trang phục của dân tộc Ba na

Dân tộc này có ăn mặc giản dị, đàn ông sẽ mặc áo cánh tay cụt và ở trần, cổ xẻ để hở ngực, đóng khố. Với đàn bà sẽ mặc áo cộc tay, váy dài, ngực kín, váy dài, bên cạnh đó còn dùng tấm vải quấn quanh lưng dùng để địu con nhỏ khi lên rẫy, xuống phố, đi chợ.

Ở những vùng sâu và xa hơn thì đàn ông sẽ mang khố, đàn bà quấn xiêm và cơ thể để trần. 

Người Ba na thường dệt vải bằng bông với màu đen chàm và trắng hoặc kẻ viền màu đỏ gạch có hoa văn đơn giản.

Dân tộc Ba na thích đeo vòng bạc hoặc bằng đồng hay những chuỗi hạt cườm.

Về ăn uống

Những người Ba na không thích ăn bằng đũa chỉ dùng ăn bốc và ăn hai bữa cơm vào buổi sáng trước khi lên rẫy hoặc xuống phố chợ và bữa tối ăn vào lúc trước khi đi ngủ. 

Thông thường họ sẽ nấu cơm vào buổi sáng và ăn cơm cả ngày. Dùng nồi đất miệng loe ra, sử dụng lá chuối để đậy nồi thay thế cho nắp. Tuy nhiên ngày nay họ hay sử dụng nồi đông hoặc xoog nhôm giống như người Kinh để thực hiện nấu ăn.

Đồng bào Ba na rất thích uống rượu, nhất là rượu cần. Dùng gạo nếp, gạo tẻ, ngô, củ mì, bo bo để ủ rượu.

Tất cả nam và nữ Ba na đều hút được thuốc lá. Họ trồng thuốc tại chỗ, sau khi thu hoạch sẽ thái nhỏ thành từng sợi đến khi khô thì cuốn  lại thành điếu và hút bằng tẩu thuốc. Tẩu thuốc được làm từ thân tre, nứa hoặc gỗ với hình dáng đẹp.

dan-toc-bana
Người đồng bào Ba na rất thích uống rượu cần

Xem thêm:

Trong canh tác, trồng trọt

Người dân Ba na canh tác theo hình thức đốt, chọc, tỉa với các công cụ sản xuất hết sức đơn giản nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả.

Họ dùng dao  hoặc xà gạc để chặt các cành cây to vừa phải, đối với cây to sử dụng rìu để đốn. 

Để làm rẫy họ sử dụng dao để chặt bỏ cây dại mọc lên từ những gốc cây sau khi phát rẫy. Đồng thời dùng cuốc để vạc những nếp cỏ mọc chen với cây trồng.

Những đồng bào người dân tộc này thường dùng chài, vó, lưới, vợt, nơm để bắt cá và sử dụng mũi lao hoặc nỏ để đâm cá chứ ít khi dùng đến cần câu. Đối với phụ nữ sẽ dùng đến rổ để xúc cá nhỏ, tôm.

Có thể thấy nhiều các  hình  thức bắt cá của dân tộc ba na ở sông Đắk Bla cùng với giỏ đan bằng nan nứa, tre.

Để giã thóc thành gạo để nấu cơm phụ nữ Ba nâ thường dùng chày, cối để giã tuy nhiên đàn ông sẽ giúp sức vào việc làm ra chày hoặc khoét cối, đan nia.

Gùi – vật dụng quen thuộc gắn bó với người Ba Na, họ thường sử dụng đeo khi đi thăm bà con, ra phố, xuống chợ hoặc lên rẫy.

Về nhà ở

Dân tộc Ba na thường ở nhà sàn có hình vuông hoặc hình chữ nhật, tuy nhiên trong nhiều gia đình họ sống chung trong cả dòng tộc sẽ ở cùng ngôi nhà dài. Mặc dù sống chung trong nhà dài nhưng nhà sàn có nhiều bếp lửa và mỗi bếp là một gia đình, khi làm ăn và tạo ra của cải sẽ đều để riêng.

Về phía mặt sàn nhà người Ba Na sử dụng lát bằng ván gỗ hoặc lát bằng tre đan. Còn các phên vách được đan bằng nứa hoặc tre đan, cột với lạt mây. Lúc ngủ họ sẽ nằm ngủ ở bên cạnh bếp lửa, ngồi trên những chiếc ghế tròn được đan bằng mây hoặc bằng da thú.

Để lên nhà  đồng bào người Ba Na sẽ cần phải leo lên cầu thang làm bằng thân cây đẽo thành từng bậc theo hình dáng cổ truyền nhằm tránh thú dữ, vào ban đêm họ sẽ rút cầu thang lên sau đó ban ngày tiếp tục thả xuống.

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở trên bạn đọc đã có thêm thông tin tìm hiểu nền Tìm hiểu nguồn gốc dân tộc Ba Na, phong tục tập quán và đời sống văn hóa. Hãy thường xuyên truy cập chuyên mục này để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác.

5/5 - (1 bình chọn)