Hà Giang được biết đến là vùng đất địa đầu tổ quốc với nhiều điểm nổi bật như du lịch, kinh tế… Bên cạnh đó, Hà Giang còn biết đến là nơi có rất nhiều dân tộc anh em. Cùng xem những nét nổi bật ở dân tộc Hà Giang dưới đây.
Hà Giang có bao nhiêu dân tộc anh em sinh sống?
Tính đến thời điểm hiện nay 2020 Hà Giang có tổng diện tích tự nhiên là 7.945 km2, dân số trên 83 vạn người, gồm 19 dân tộc, đông nhất là Dân tộc Mông chiếm 32,87%, dân tộc Tày chiếm 23,2%, dân tộc Dao chiếm 15,1%, dân tộc Kinh chiếm 13,1%, Nùng chiếm 9,93%, Giáy chiếm 2,17%, Cờ Lao, La Chí chiếm 1,68%, và còn lại là các dân tộc Lô Lô, Pu Péo, Bố Y, Phù Lá, Pà Thẻn, Hoa Hán chiếm 1,05%, Sán Chay, Thái, Sán Dìu, Mường, các dân tộc còn lại.
Người dân tập trung đông cư dân nhất ở huyện Bắc Quang, Vị xuyên (trên 100.000 người), các huyện vùng cao thì tỷ lệ dân cư tập trung ít hơn như huyện Quản Bạ, Bắc Mê (trên 50.000 người). Tỷ lệ dân số tự nhiên ước đạt 1,54%.
Một số nét nổi bật dân tộc Hà Giang
Dân Tộc Giáy
Xem ngay: phong tục Nhật Bản để biết thêm thông tin
Người Giáy sinh sống tại xóm Ma Lé nằm gần đỉnh Lũng Cú thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh du lịch Hà Giang. Đây là một xóm nhỏ ẩn chứa nhiều điều thú vị. Ma Lé chỉ có gần 20 nóc nhà nhưng tập trung hầu hết những nét đặc trưng văn hóa của người Giáy. Họ sống vui vẻ, ôn hòa cùng với các dân tộc khác: Mông, Lô Lô, Chải, Pu Péo… Trải qua nhiều thế hệ nhưng bản sắc vẫn không bị pha trộn.
Dân Tộc Cờ Lao
Người dân tộc Cờ Lao ở du lịch Hà Giang cũng được chia thành nhiều nhóm. Nhóm Cờ Lao Đỏ phân bố ở Hoàng Su Phì và Yên Minh, nơi có nhiều núi đất và thung lũng, chủ yếu canh tác ruộng nước. Trong khi đó, nhóm Cờ Lao Xanh và cờ Lao Trắng phân bố ở Đồng Văn, Mèo Vạc lại sống dựa chủ yếu vào nương định canh núi đá.Theo các tài liệu nghiên cứu hiện nay thì người Cờ Lao ở Việt Nam có quan hệ với dân tộc Ngật Lão ở Văn Sơn (Trung Quốc). Căn cứ vào gia phả của một số dòng họ thì người Cờ Lao có mặt ở tỉnh du lịch Hà Giang khoảng 120 đến 250 năm cách ngày nay.
Dân Tộc Lô Lô
Hành trình du lịch hà giang tìm hiểu Tộc Người Lô Lô có tên gọi khác: Mùn Di, Di, Màn Di, La La, Qua La, Ô Man, Lu Lộc Màn. Nhóm địa phương: Lô Lô hoa và Lô Lô đen. Dân số: 3.134 người. Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến (ngữ hệ Hán-Tạng), gần với Miến hơn.
Họ là cư dân có mặt rất sớm ở vùng cực bắc của Hà Giang.Người Lô Lô chủ yếu làm ruộng nước và nương định canh với các cây trồng chính như lúa nếp, lúa tẻ và ngô. Kinh tế phát triển chính là nghề chăn nuôi.
Dân Tộc Pà Thẻn
Người Pà Thẻn tự gọi mình là Pà Hưng. Các dân tộc anh em khác thì gọi người Pà Thẻn là Mèo Lài, Mèo Hoa, hoặc Mèo Dỏ. Trong thư tịch cổ xưa, người Pà Thẻn được nhắc đến với tên Bát tiên tộc. Một số học giả người Pháp gọi người Pà Thèn là Mán Pa Seng hay Mán Pa Teng và họ xếp vào nhóm Mản với người Cao Lan, Sán Chỉ, Sán Dìu, tiếng nói thuộc ngữ hệ Hmông – Dao với dân số khoảng 3.794 người.
Click ngay: trang phục dân tộc thái để biết thêm thông tin
Theo truyền thuyết xưa của người Pà Thẻn kể lại rằng: Trước kia tổ tiên của họ ở vùng Than Lò (Trung Quốc), các dân tộc xung quanh gọi họ là Húng Dao hoặc là Thầu Dao.
Dân Tộc Phù Lá
Người Phù Lá xuất hiện ở Việt Nam nói chung và tỉnh du lịch Hà Giang nói riêng chưa lâu, chỉ khoảng trên 100 năm. Người Phù Lá ở Việt Nam có hai nhóm là Lao Va Xơ (Xá Phó) và Pu La. Cộng đồng người Phù Lá đang sinh sống tại Hà Giang thuộc nhóm Pu La. Làm ruộng nương và bậc thang là kinh tế chính của họ.
Dân tộc Hà Giang có rất nhiều điểm thú vị. Và chính nhờ điều này đã tạo nên một Hà Giang tuyệt vời.