Việt Nam có 54 dân tộc anh em sinh sống rải rác trên toàn lãnh thổ, với ngôn ngữ và phong tục tập quán riêng đã tạo nên sự phong phú và đa dạng trong văn hóa. Dưới đây là một số đặc trưng của các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Dân tộc thiểu số là gì?
Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít và chiếm tỉ lệ thấp trong tổng dân số cả nước. Đa số các dân tộc thiểu số Việt Nam đều tập trung sinh sống ở khu vực giáp biên giới, vùng sâu vùng xa, nơi có điều kiện kinh tế khó khăn, vấn đề giáo dục và chăm sóc sức khỏe còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, cộng đồng các dân tộc thiểu số ít người thường khó hòa nhập do họ sử dụng ngôn ngữ riêng, có nhiều phong tục tập quán cổ hủ và nhận thức còn hạn chế.
Tại Việt Nam, tổng số đồng bào của 53 dân tộc thiểu số (trừ dân tộc Kinh) chỉ chiếm khoảng 15% tổng dân số cả nước. Tuy nhiên, số dân của một số dân tộc ngày càng tăng lên như Mường, Thái, Tày… đồng thời địa bàn sinh sống đã tản ra, trình độ văn hóa và kinh tế phát triển mạnh.
Một số đặc trưng của các dân tộc thiểu số Việt Nam
Xem thêm: Dân tộc nào ít người nhất Việt Nam?
Một số đặc trưng của dân tộc thiểu số Việt Nam
Địa bàn sinh sống
Địa bàn sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam chủ yếu tập trung vào các vùng núi, vùng sâu vùng xa và phần lớn sống ở khu vực nông thôn. Vị trí địa lý đóng một vai trò quan trọng trong các tập tục văn hóa của các dân tộc thiểu số, đồng thời tạo ra những rào cản trong việc tiếp cận cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công như y tế, giáo dục. Điều này gây ảnh hưởng tới đời sống kinh tế – xã hội của các cộng đồng dân tộc thiểu số cũng như trình độ dân trí và hiểu biết pháp luật của người dân.
Về ngôn ngữ
Các dân tộc thiểu số đều sử dụng ngôn ngữ riêng. Ngoài tiếng phổ thông (tiếng Kinh), đại đa số người dân tộc thiểu số giao tiếp bằng ngôn ngữ riêng của họ như tiếng Tày, Nùng, Mường, Mông, Thái, Dao… Đa dạng ngôn ngữ cũng mang đến những phong tục tập quán riêng biệt, tạo nét đặc trưng sinh hoạt không giống nhau giữa các dân tộc thiểu số.
Điều kiện kinh tế còn khó khăn
Do đặc trưng về địa bàn sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam thường tập trung thành các bản, làng xã biệt lập nên sự hòa nhập cộng đồng cũng còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, việc xây dựng cơ sở hạ tầng thu hút phát triển còn nhiều cản trở do địa hình nơi họ sinh sống thường ở các vùng núi cao.
Người dân tộc thiểu số sống chủ yếu bằng nghề nông là chính, họ vẫn nương tựa vào rừng cộng đồng. Họ khai thác sản phẩm chung của cả làng bản như dược liệu, củi và vật liệu để làm đồ thủ công.
Hiện nay, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua các chính sách phát triển, các dân tộc đang ngày càng có đời sống tốt hơn. Địa bàn cư trú của họ đã có sự xen kẽ với nhau nên tạo ra sự giao thoa của các nền văn hóa. So với việc phát triển kinh tế riêng biệt thì các dân tộc hiện đã mở rộng phạm vi, tham gia vào công cuộc phát triển kinh tế của cả nước.
Các dân tộc thiểu số mang đậm bản sắc văn hóa
Các dân tộc thiểu số có nền văn hoá đậm đà bản sắc, với những nét độc đáo góp phần làm phong phú và đa dạng nền văn hoá Việt Nam. Mỗi dân tộc lại có những nét văn hoá đặc trưng chứa đựng những giá trị văn hoá truyền thống thể hiện qua các phong tục, tập quán, các lễ nghi, lễ hội truyền thống, trang phục và nghề truyền thống.
Chẳng hạn dân tộc Mường, Thái có lễ hội tung còn, đẩy gậy, hội hoa ban, cầu mùa, xên bản, xên mường, gắn với mùa vụ trong năm và các làn điệu hát dân ca như giao duyên, xường, đang… Dân tộc Dao có lễ cấp sắc, kết duyên, chúc phúc… Đồng bào dân tộc Mông có lễ hội mùa xuân, với nhiều trò chơi dân gian là ném pao, tu lu, cùng điệu múa khèn truyền thống. Ngoài ra, các dân tộc còn có tiếng nói và, chữ viết riêng. Những giá trị văn hóa truyền thống đó luôn được Nhà nước gìn giữ, bảo tồn, phát huy văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc.
Một số đặc trưng của các dân tộc thiểu số Việt Nam
Xem thêm: Tìm hiểu 1 số truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta
Dân tộc thiểu số gồm những dân tộc nào?
Tại Việt Nam, chỉ có dân tộc Kinh được coi là dân tộc đa số và 53 dân tộc còn lại đều được xếp vào dân tộc thiểu số.
Mã |
Tên |
Tên gọi khác |
2 |
Tày |
Thổ, Ngạn, Phén, Pa Dí, Thù Lao, Tày Khao |
3 |
Thái |
Tày Đăm, Tày Mười, Tày Thanh, Tày Mường, Mán Thanh, Pa Thay, Hàng Bông, Thổ Đà Bắc |
4 |
Hoa |
Hán, Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu, Hạ, Xạ Phạng, Hải Nam |
5 |
Khơ-me |
Cu, Cur, Cul, Krôm, Thổ, Việt gốc Miên |
6 |
Mường |
Mol, Mual, Mọi, Mọi Bi, Ao Tá, Ậu Tá |
7 |
Nùng |
Xuồng, Giang, Phàn Sinh, Nùng An, Nùng Cháo, Nùng Lòi, Quý Rim, Khèn Lài |
8 |
HMông |
Hoa, Mèo, Mèo Đỏ, Mèo Xanh, Mèo Đen, Mán Trắng, Ná Mẻo |
9 |
Dao |
Mán, Xá, Dìu, Trại, Động, Miên, Miền, Kiềm, Dao Đỏ, Dao Tiền, Thanh Y, Quần Trắng, Quần Chẹt, Lô Giang, Đại Bản, Tiểu Bản, Lan Tẻn, Cóc Ngáng, Cóc Mùn, Sơn Đầu |
10 |
Gia-rai |
Giơ-rai, Chơ-rai, Hđrung, Hơ-bau, Tơ-buăn, Chor |
11 |
Ngái |
Xín, Lê, Đản, Khách Gia |
12 |
Ê-đê |
Kpạ, Ra-đê, Đê, A-đham, Đliê Ruê, Krung, Ktul, Epan, Blô, Mđhur, Bih |
13 |
Ba na |
Giơ-lar, Giơ-lâng, Tơ-lô, Rơ-ngao, Roh, Y-lăng, ConKđe, Kpăng Công, A-la Công, Krem, Bơ-nâm |
14 |
Xơ-Đăng |
Xơ-teng, Tơ-đra, Hđang, Ha-lăng, Ca-dong, Mơ-nâm, Kmrâng, ConLan, Bri-la, Tang |
15 |
Sán Chay |
Cao Lan, Mán Cao Lan, Sán Chỉ, Hờn Bạn, Sơn Tử |
16 |
Cơ-ho |
Xrê, Nốp, Chil, Lat, Tu-lốp, Lach, Trinh, Cơ-don |
17 |
Chăm |
Chàm, Chiêm Thành, Hroi |
18 |
Sán Dìu |
Sán Dẻo, Mán, Quần Cộc, Trại Đất, Trại |
19 |
Hrê |
Chăm Rê, Krẹ Luỹ, Chom |
20 |
Mnông |
Nông, Gar, Rơ-lam, ĐiPri, Biat, Bu-đâng, Pnông, Pré, Chil |
21 |
Ra-glai |
Ra-clây, Rai, Noang, La-oang |
22 |
Xtiêng |
Xa-điêng |
23 |
Bru-Vân Kiều |
Vân Kiều, Bru, Tri Khùa, Măng Coong |
24 |
Thổ |
Kẹo, Họ, Mọn, Cuối, Đan Lai, Con Kha, Tày Pọng, Ly Hà, Xá Lá Vàng |
25 |
Giáy |
Nhắng, Dẩng, Cùi Chu, Xa, Pầu Thìn Nu Nà |
26 |
Cơ-tu |
Phương, Ca-tu, Hạ, Cao, Ca-tang |
27 |
Gié Triêng |
Đgiéh, Treng, Tareb, Triêng, Ta-riêng, Ve, Veh, La-ve, Giang Rẫy Pin, Ca-tang |
28 |
Mạ |
Mạ Ngăn, Mạ Tô, Châu Mạ, Mạ Xóp, Mạ Krung |
29 |
Khơ-mú |
Xá Cẩu, Mứn Xen, Tềnh, Pu Thênh, Tày Hay |
30 |
Co |
Cor, Col, Trầu, Cùa |
31 |
Tà-ôi |
Tôi-ôi, Pa-co, Pa-hi, Ba-hi |
32 |
Chơ-ro |
Dơ-ro, Châu-ro |
33 |
Kháng |
Xá Khao, Xá Súa, XXá Dón, á Dẩng, Xá Bung, Xá Ái, Xá Hốc, Quảng Lâm |
34 |
Xinh-mun |
Puộc, Pụa |
35 |
Hà Nhì |
U Ni, Xá U Ni |
36 |
Chu ru |
Chơ-ru, Chu |
37 |
Lào |
Lào Nọi, Là Bốc |
38 |
La Chí |
La Quả, Cù Tê |
39 |
La Ha |
Khlá Phlạo, Xá Khao |
40 |
Phù Lá |
Phó, Phổ, Mu Di Pạ Xá, Bồ Khô Pạ, Va Xơ |
41 |
La Hủ |
Lao, Cò Xung, Pu Đang, Khù Xung, Khả Quy |
42 |
Lự |
Lừ, Duôn, Nhuồn |
43 |
Lô Lô |
Mun Di |
44 |
Chứt |
Sách, Rục, A-rem, Máy, Tu vang, Mã-liêng, Pa-leng, Chà-củi, Tắc-củi, Xơ-Lang, Tơ-hung, U-mo, Xá Lá Vàng |
45 |
Mảng |
Mảng Ư, Xá Lá Vàng |
46 |
Pà Thẻn |
Tống, Pà Hưng |
47 |
Co Lao |
|
48 |
Cống |
Xắm Khống, Xá Xeng, Mấng Nhé |
49 |
Bố Y |
Chủng Chá, Trọng Gia, Tu Di, Tu Din |
50 |
Si La |
Khả pẻ, Cù Dề Xừ |
51 |
Pu Péo |
Ka Pèo, Pen Ti Lô Lô |
52 |
Brâu |
Brao |
53 |
Ơ Đu |
Tày Hạt |
54 |
Rơ măm |