Tìm hiểu nhạc dân tộc Ê – đê thường dùng những dụng cụ nào?

Dân tộc Ê – đê gồm nhiều nhóm địa phương sinh sống từ lâu đời tại khu vực Tây Nguyên. Trong cuộc sống hàng ngày âm nhạc gắn liền với cuộc sống hàng ngày của họ, tương ứng với mỗi lời ca, điệu múa của người Ê – đê là các thể loại nhạc cụ. Vậy nhạc dân tộc Ê – đê sử dụng những dụng cụ nào?

Giới thiệu về dân tộc Ê – đê

Dân tộc Ê – đê còn có các tên gọi khác như Anăk Ê-đê, Ra đe, Ê đê Êgar, đê. Theo tổng cục điều tra dân số và nhà ở năm 2009 người Ê-đê ở Việt Nam có dân số là 331.194 người và cư trú ở trên 59 trên tổng số 63 tỉnh và thành phố. Người Ê Đê cư trú tập trung tại tỉnh: Đắc Lắc (298.534 người, chiếm 17,2% dân số toàn tỉnh và 90,1% tổng số người Ê Đê tại Việt Nam), Phú Yên (20.905 người), Đắc Nông (5.271 người), Khánh Hòa (3.396 người).

Người Ê Đê yêu ca hát, thích tấu nhạc và thường rất có năng khiếu về lĩnh vực này. Nhạc cụ của họ gồm có: Cồng chiêng, Trống, Sáo, Đàn, Khèn, Gôc, Kni, Đinh Năm, Đinh Tuốc là các loại nhạc cụ phổ biến của người Ê Đê và được nhiều người yêu thích.

nhac-dan-toc-e-de
Cồng chiêng là một trong những dụng cụ phổ biến với đồng bào dân tộc Ê đê

Đa dạng các loại nhạc cụ sử dụng trong âm nhạc dân tộc Ê-đê

Cồng chiêng

Cồng chiêng là loại bộ gõ được làm bằng nguyên liệu đồng thau có hình tròn nón quai thao. Đối với cồng thường có núm nhỏ ở giữa còn chiêng sẽ không có núm là mặt phẳng hoàn toàn.

Để đánh cồng chiêng người ta thường dùng dùi bọc một lớp vải để đánh lên tiếng.

Thường vào những dịp quan trọng hay lễ hội lớn người Ê đê sẽ sử dụng cồng chiêng như lễ đâm trâu, lễ bỏ mả, lễ mừng lúa mới…

Theo quan niệm của người Ê đê thì cồng chiêng là báu vật thiêng và trở thành linh hồn của sự sống, là phương tiện để giao tiếp giữa con người và thần linh.

UNESCO đã đưa ra công nhận văn hóa cồng chiêng của các dân tộc Tây Nguyên là Kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.

Trống

Người Ê đê thường làm trống từ da trâu và gỗ với kích thước to nhỏ khác nhau. Phải những trai tráng khỏe mạnh mới có thể làm được chiếc trống bằng cách lên rừng làm lễ xin Yàng được hạ cây làm trống.

Từ thân gỗ tạc hai đầu tròn, nhỏ hơn so với bụng trống và khoét rỗng bên trong trống để làm tang trống đến khi đạt được độ dày cần thiết mới tiến hành bịt mặt trống bằng da trâu.

Trống thường được sử dụng để thông báo cho những thành viên trong gia đình hoặc buôn làng biết mỗi khi có sự kiện diễn ra.

Tù và

Tù và được làm từ sừng trâu to khỏe hoặc lấy sừng trâu của những con được làm vật hiến sinh ở lễ đâm trâu. 

Để làm ra tù và lựa chọn đầu lớn sừng rỗng, ở phần đầu nhọn cắt bớt khoảng từ 2-3cm để tạo thành lỗ thổi.

Khi thổi tù và 1 tay giữ tù và tay còn lại sử dụng lòng bàn tay ốp lên phía đầu rỗng để úp mở và tạo ra âm thanh to nhỏ khác nhau khi thổi. 

Tù và chỉ có một âm duy nhất, sử dụng  với mục đích xua đuổi muông thú phá hoại mùa màng ở trên các nương rẫy.

nhac-dan-toc-e-de
Đàn T’rưng

Xem thêm:

Đàn T’rưng

Đàn T’rưng là loại đàn do nhiều ống đàn hợp thành, khi đó các ống đàn sẽ được chế tác  từ những ống lồ ô khô, có chiều dài ngắn, to nhỏ không giống nhau.

Ống đàn T’rưng gồm 2 phần là ống hơi và thanh cộng hưởng từ đó tạo nên quan hệ mật thiết nhằm tạo các ống đàn có cao độ chuẩn và âm thanh vang hơn. 

Dân tộc Ê đê thường dùng hai dùi được làm từ gỗ hoặc thanh tre để gõ vào ống và tạo ra các âm thanh thánh thót, dễ nghe.

Âm thanh của đàn T’rưng sẽ không kêu to, vang xa như sáo, chiêng tre, cồng chiêng tuy nhiên rất thu hút âm thanh rừng núi giống như tiếng gió xào xạc trên nương, tiếng suối chảy.

Đàn T’rưng sẽ được biểu diễn ở nhà rông hoặc ngoài trời vào các dịp lễ, tết hoặc trong nhà sinh hoạt của đồng bào Ê đê.

Đing Năm

Đing Năm là loại nhạc cụ bao gồm 6 ống trúc với độ dài ngắn khác nhau được xếp trên 2 bè trên vỏ bầu khô, mỗi bè bao gồm 3 ống trên ống thanh trúc và khoét mỗi lỗ ở những vị trí khác nhau từ đó điều chỉnh thành các nốt nhạc trước khi gắn nối ống trúc với vỏ bầu.

Để lựa chọn vỏ bầu phù hợp nên lựa chọn quả có đủ độ già, tránh các quả bị sâu bọ đục. Ở phần đầu vỏ bầu hơi cong theo hình vòng cung sau đó gắn thêm ống trúc nhỏ như vậy mới có thể hoàn thiện chiếc Đing Năm.

Những đàn ông Ê đê sẽ thường thổi Đing Năm theo điệu hát Ayray để tiếp đón quý khách quý, trong các lễ ma chay…

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở trên bạn đọc đã có thêm thông tin tìm hiểu nền Nhạc dân tộc Ê – đê dùng những dụng cụ nào?. Hãy thường xuyên truy cập chuyên mục này để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác.

Rate this post