Tìm hiểu nguồn gốc, đặc điểm văn hóa của dân tộc Chơ ro

Dân tộc Chơ Ro là dân tộc ít người bản địa cư trú lâu đời ở những vùng trung du Đông Nam Bộ. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về các đặc trưng về bản sắc văn hóa dân tộc. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

Nguồn gốc lịch sử dân tộc Châu Ro

Trước thế kỷ XVI người Châu Ro đã đến Đồng Nai để khai khẩn và lập nghiệp sau đó được xem là cư dân của vùng đất Đồng Nai.

Theo thống kê về số liệu điều tra 53 dân tộc thiểu số vào 1/4/2019, Dân tộc Chơ Ro có 29,520 người với quy mô hộ khoảng 4 người/ hộ. Phần lớn dân số sống ở khu vực nông thôn và chiếm đến 91,2%.

Trên thực tế hiện nay người Chơ ro sinh sống rất nhiều ở những vùng núi thấp thuộc Tây Nam và Đông Nam tỉnh Đồng Nai. Dân tộc Chơ Ro sinh sống nhiều tại các xã như: Xuân Trường, Xuân Bình, Xuân Thọ, Xuân Phú và sống rải rác tại những tỉnh Sông Bé, Bà Rịa và ven quốc lộ 15 có rải rác một số gia đình Chơ Ro sinh sống.

Người Châu Ro có đức tính chịu khó, gan dạ và trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đã đóng góp được nhiều thành tích.

dan-toc-cho-ro
Đồng bào dân tộc Chơ Ro trong Lễ hội

Đặc điểm văn hóa của dân tộc Chơ ro ở Đồng Nai

Mỗi lĩnh vực của cuộc sống dân tộc Chơ ro đều có những nét đặc trưng riêng, cụ thể như:

– Trong hoạt động kinh tế

Kinh tế chính của dân tộc Châu Ro ở Đồng Nai là nương rẫy. Chủ yếu nguồn sống của người dân sẽ căn cứ nhiều vào mùa màng.

Từ xa xưa người dân thường khai thác vùng đồi núi và dùng chính nơi cư trú để trồng trọt, du canh du cư do đó cuộc sống sẽ không ổn định và luôn nghèo nàn. 

Đến sau đó người dân đã bắt đầu định canh từ rẫy và phát triển nương rẫy thành ruộng.

Cùng với nông nghiệp ruộng nước, nương rẫy, tiến hành làm vườn, chăn nuôi, săn bắt, đánh cá, hái lượm… để phụ trợ bổ sung cho kinh tế nương rẫy và một số ngành nghề khác như dệt thổ cẩm, rèn, làm đồ dùng bằng gỗ, tre…

– Đặc trưng trong lĩnh vực văn hoá –  xã hội

Hầu hết người dân tộc Châu Ro ăn cơm tẻ, đọt mây nước, canh bồi, lá nhíp và họ hút thuốc lá bằng sợi tẩu. Ở những dịp lễ tết sẽ ăn thịt nướng, cơm lam và uống rượu cần.

  • Về trang phục

Những phụ nữ dân tộc Châu Ro mặc váy còn đàn ông sẽ đóng khố, mặc áo chui đầu, trời lạnh sử dụng tấm vải choàng. Nhưng đến nay người Châu Ro mặc trang phục giống như người Kinh, phụ nữ sẽ đeo thêm các vòng đồng, dây cườm, bạc và trang sức ở cổ và tay. Đối với những dịp lễ tết sẽ mặc các trang phục truyền thống đặc trưng của dân tộc.

  • Về nhà cửa

Plây là đơn vị cư trú của người Châu Ro cũng khá giống với làng của dân tộc Kinh. Mỗi Plây thường có từ 10 – 15 nóc nhà dài. Các gia đình trong làng có thể thuộc nhiều dòng họ khác nhau tuy nhiên hầu hết đều có quan hệ họ hàng.

Đến ngày nay các làng gần nhau đã tạo thành ấp và già làng trước kia sẽ đổi thành trưởng ấp vẫn tiếp tục giữ chức vụ về việc giải quyết các vấn đề của làng, đồng thời giải quyết mâu thuẫn, tổ chức tang lễ, thực hiện nghi thức cúng, lễ tết, thường xuyên nhắc nhở người dân chấp hành theo đúng luật.

dan-toc-cho-ro
Đánh cồng chiêng là một sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của dân tộc Chơ ro

>> Xem thêm:

– Các nghi lễ của dân tộc Chơ ro

Mỗi năm người dân sẽ tổ chức cúng Thần Lúa, cúng thần Rừng, lễ cầu mưa, dựng cây nêu…

+ Hôn nhân: Người Chơ ro họ kiêng kỵ hôn nhân cùng dòng họ, quy định độ tuổi kết hôn từ 16 – 20 tuổi, tuy nhiên trong những năm gần đây độ  tuổi kết hôn đã tăng hơn so với các năm trước. Trong hôn nhân, tuy nhà trai hỏi vợ cho con, nhưng lễ cưới tổ chức tại nhà gái, chàng trai phải ở rể vài năm rồi vợ chồng làm nhà ở riêng. Người Châu Ro thường có tục chia của cho con cái khi ra ở riêng, do đó chàng trai sẽ được một phần của cải của gia đình. Chế độ một vợ một chồng đã được thiết lập từ lâu để các cặp vợ chồng chung sống hòa thuận với nhau.

+ Sinh đẻ và nuôi con: Phần lớn việc chăm sóc sức khỏe sinh sản của cả sản phụ và trẻ sơ sinh, nuôi dạy con cái sẽ dựa trên những kiến thức y học dân gian và căn cứ theo  các kiêng kỵ liên quan đến tín ngưỡng. Trong đó họ quan niệm rằng khi mang thai ăn các con thú sẽ mang đến những nguy hiểm như đẻ non, con chết… Trước kia họ thường mong sinh con gái nhiều hơn, tuy nhiên hiện nay cha mẹ, ông bà lại mong có con trai. 

+ Tang ma: Người Châu Ro có quan niệm rằng sau khi chết sang bên kia có thế giới riêng và người Châu Ro theo tập quán  thổ táng. Phần mộ sẽ được đắp lên cao theo hình bán cầu, ba ngày đầu người ta sẽ mời người chết về ăn cơm và đến 100 ngày cúng cơm để làm lễ mở cửa mả.

– Văn hoá tâm linh

Người Châu Ro ở Đồng Nai theo tín ngưỡng thờ đa thần với mọi vật đều có linh hồn và các thần linh nên con người cần phải kiêng kỵ và cúng tế. Trong đó thần rừng được xem là vị thần tối cao. Thường trong dòng họ có một hoặc hai thầy bóng và chủ yếu sẽ là nữ.

– Văn hoá nghệ thuật

Vốn văn nghệ dân gian của người Châu Ro phong phú, với nhiều thể loại khác nhau như thơ ca trữ tình, truyện kể, lối hát đối đáp và sử dụng đến rất nhiều các loại nhạc cụ. Nhiều những câu tục ngữ  đúc kết các kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, kinh nghiệm về thiên nhiên và cuộc sống xã hội.

Bộ chiêng 7 chiếc là nhạc cụ phổ biến của người Châu Ro, ngoài ra họ còn sử dụng nhiều loại nhạc cụ cổ truyền khác như: trống, kèn, sáo…

Có thể thấy rằng nét văn hóa dân tộc của người Châu Ro khá phong phú và đa dạng đến nay vẫn còn lưu truyền nhiều yếu tố văn hóa có truyền thống của dân tộc. Có rất nhiều các tập tục lạc hậu mang tính chất mê tín dị đoan đã được loại bỏ. Đồng thời thông qua việc giao tiếp văn hóa giữa các dân tộc khác nên họ đã tiếp thu được không ít  những giá trị văn hóa như cách làm ăn, xây nhà cửa, trang phục quần áo, tiếng nói, phong tục, tập quán…

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở trên bạn đọc đã có thêm thông tin tìm hiểu nền Tìm hiểu nguồn gốc dân tộc Ba Na, phong tục tập quán và đời sống văn hóa. Hãy thường xuyên truy cập chuyên mục này để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác.

5/5 - (1 bình chọn)