Tìm hiểu phong tục ăn uống của người Việt Nam

Mỗi đất nước, vùng miền sẽ có những nét đặc trưng riêng trong văn hóa, phong tục ăn uống khác nhau. Vậy bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu phong tục ăn uống của người Việt Nam, Ấn Độ, Ý nhé.

Phong tục ăn uống của người Việt Nam

Bữa cơm của người Việt mang đến rất nhiều ý nghĩa không chỉ là việc ăn no bụng mà còn mang đến nhiều ý nghĩa về mặt văn hóa. Vào mỗi bữa cơm sẽ là thời điểm để các thành viên trong gia đình chia sẻ mọi buồn vui trong cuộc sống, chia sẻ sự yêu thương, gắn bó.

Từ xưa đến nay cơm đều trở thành món ăn chính của người Việt, bên cạnh đó sẽ có các món ăn như rau, canh, món mặn như thịt, cá, tôm…

Một số các phong tục ăn uống của người Việt Nam được gìn giữ từ xưa đến nay như:

Phong tục dùng đũa trong bữa cơm hàng ngày

Từ rất lâu đời thì việc dùng đũa trong bữa ăn hàng ngày đã xuất hiện và đến nay vẫn được gìn giữ, trở thành nét văn hóa trong việc sử dụng đũa.

Khi cầm đũa cần phải xếp hai đầu đũa cho đều nhau và khi dùng đũa sẽ sử dụng ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa.

Đối với trẻ em sẽ được chỉ dạy trước bữa ăn phải so đũa, dùng đầu đũa đúng hướng, ăn xong cần phải  đặt đũa ngay ngắn.

Khi gắp thức ăn trong bữa cơm cần phải đặt vào bát riêng rồi mới ăn chứ không được đưa thẳng vào miệng. Tránh sử dụng đũa của bản thân để khuấy vào tô chung như tô canh hay bát nước mắm. Không nên cắm đũa dựng đứng vào bát cơm. Khi muốn gắp thức ăn cho người  khác cần phải trở đầu đũa. Tất cả những nguyên tắc trong bữa ăn này sẽ giúp bữa ăn trở nên vệ sinh và lịch sự hơn.

Phong tục mời cơm của người Việt

Đây là nét đẹp trong văn hóa ứng xử ăn uống của người Bắc. Những lời mời trong bữa ăn đã giáo dục con người biết nhận diện các hạnh phúc đơn thuần, giản dị nhưng hiểu được sự biết ơn, trân quý và tôn trọng sự có mặt của nhau.

Mời cơm sẽ cần bắt đầu mời từ người lớn tuổi nhất như ông bà sau đó mới đến cha mẹ, anh, chị và các hành động trong bữa ăn như so đũa,  lau bát cho người lớn tuổi sẽ thể hiện sự kính trọng bề trên trong bữa ăn và văn hóa ứng xử nói chung.

Người Việt Nam đều rất coi trọng đến bữa ăn và tạo ra cảm giác ấm cúng, thoải mái trong bữa ăn. Trong trường hợp nếu bạn là vị khách trong bữa ăn thì nên chú ý đến quy tắc, phong tục ăn uống của người Việt Nam để giữ lịch sự.

Trong suốt quá trình ăn không nên ngồi quá gần hay quá xa mâm cơm, bên cạnh đó cũng không nên nói khi cơm đầy trong miệng chưa nuốt. Khi nhai tối kỵ chép miệng hoặc tạo ra tiếng ồn khi ăn. Khi chấm đồ ăn vào bát nước mắm chung không nên nhúng đầu đũa hay phần thức ăn đã cắn dở.

Những điều này tưởng chừng đơn giản nhưng mang đến ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục nhân cách của con người.

Phong tục ăn uống của người Ấn Độ

Đối với người Ấn Độ họ sẽ không dùng các dụng cụ như dao, dĩa, thìa, đũa… giống như các quốc gia khác mà họ sẽ ăn bốc.

Theo người Ấn Độ quan niệm rằng hạt ngọc là hạt ngọc trời ban do đó phải dùng tay bốc, cầm bào đồ ăn để thể hiện được sự trân trọng, biết ơn chúa trời. 5 ngón tay của con người tượng trưng cho nước, đất, lửa, không khí trời nên khi ăn bằng tay sẽ cảm nhận đúng hương vị của đồ ăn ngon.

Xem thêm:

phong-tuc-an-uong-cua-nguoi-viet-nam
Phục tục ăn uống của người Ấn Độ

Trước tiên phải nhắc đến phong tục ăn uống của người Ấn Độ là cấm kỵ ăn thịt lợn, thịt bò. Ở Ấn Độ có 3 đạo lớn là Đạo Hồi, Hindu, Đạo Phật. Cụ thể:

  • Đạo Phật: Họ chủ yếu sẽ ăn chay như các loại ngũ cốc, bột mì, gạo  và tránh ăn thực phẩm từ động vật như thịt cá, không ăn các loại rau củ bởi khi nhổ rau củ lên các loài sinh vật sống nhờ vào đó sẽ không còn môi trường sống nên sẽ chết theo.
  • Đạo Hindu: Họ rất tôn sùng bò và coi đó là linh vật nên không bao giờ ăn thịt bò. Người Ấn Độ cho rằng nếu ăn linh vật là bò họ sẽ phải trừng phạt.
  • Đạo Hồi: Họ kiêng thịt lợn vì cho rằng thân thể của lợn không sạch và không tốt cho sức khỏe con người do có quá nhiều mỡ và loài động vật ăn quá tạp nên  chứa nhiều chất độc và vi khuẩn. Bên cạnh đó môi trường sống của lợn cũng không sạch sẽ nên dễ gây lây nhiễm bệnh tật cho con người.

Người Ấn rất ưa chuộng các loại gia vị và chế biến món ăn phải có các loại bột gia vị như hạt thì là, gia vị bạch đậu khấu, gia vị hạt ngò, lá quế, nghệ, rau mùi, đinh hương, lá nguyệt quế, ớt, nghệ… Gia vị đặc trưng khi ở Ấn Độ là bột cà ri và thường được kết hợp với đinh hương, hạt mù tạt, bột nghệ, hạt thì là. Điều này sẽ tạo ra hương bị hấp dẫn cho món ăn.

Phong tục chế biến

Trước khi nấu cơm người Ấn Độ sẽ cho gạo xào qua với dầu, bơ sau đó mới đổ nước vào nấu. Đến khi cơm gần chín họ sẽ bỏ thêm vào đó hạt thì là, tiêu, lá bạc hà, hồi quế cùng với các loại thịt, rau củ quả, cá vào nấu kèm.

Cách trang trí đồ ăn của người Ấn cũng rất cầu kỳ, màu sắc món ăn rực rỡ bởi được tẩm ướp nhiều loại gia vị.

Bơ sữa sẽ được dùng nhiều trong bữa ăn

Bơ sữa mà người Ấn sử dụng trong các món ăn nhằm mục đích thanh lọc tinh thần do họ ăn chay khá nhiều.

Bơ và sữa sẽ được lấy từ sữa dê và sữa trâu và thường dùng sữa và các chế phẩm từ sữa làm đồ tráng miệng sau mỗi bữa ăn. 

Phong tục ăn uống của người Ý

Ý là đất nước của những loại thực đồ ăn, uống như pizza, cà phê, rượu vang đa dạng… Giống với các đất nước khác có những phong tục nhất định, đặc biệt phong tục ăn uống của người Ý là rất coi trọng giờ ăn. Thường thì bữa sáng bắt đầu vào khoảng 08:00 – 09:00, bữa trưa từ 13:00 – 15:00, bữa tối từ 20:00 – 22:00. Tùy vào vùng miền mà khung giờ này sẽ xê dịch +/-30 phút. Người Nam thường ăn trễ hơn và ăn nhiều hơn người Bắc.

Thực phẩm ở Ý, từ các loại rau, trái cây, ngũ cốc, dầu ăn,… đều được sản xuất theo quy trình an toàn vệ sinh nghiêm ngặt. Hầu hết những người phụ nữ Ý sẽ tự tay làm ra các bữa ăn ngon và theo họ thì sự tinh túy của món ăn nằm ở chính tình cảm của người thực hiện ra nó.

Người Ý nấu ăn với phong cách mùa nào thức ăn ấy, càng tươi ngon càng tốt. Bữa cơm của người Ý bao gồm 5 phần:  Khai vị,  món đầu, món thứ hai, món rau, tráng miệng.  Người Ý ăn từ 3 – 4 lần mỗi ngày.

Trên đây chỉ là một số phong tục ăn uống của người Việt Nam, người Ấn Độ, người Ý. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về văn hóa ẩm thực của những nước này và có thêm nhiều thông tin hữu ích về văn hóa vùng miền.

Rate this post