Lịch sử về anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực

Tên tuổi anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực là niềm cảm phục và tự hào của người dân Nam bộ. Thế nhưng, không phải ai cũng biết gốc gác cũng như quá trình hoạt động chống giặc ngoại xâm của ông. Cùng chúng tôi đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tiểu sử về anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực

Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch, sinh năm 1838 tại xóm Nghề thôn Bình Nhựt, tổng Cửu Cư Hạ, huyên Cửu An, phủ Tân An, tỉnh Gia Định (nay thuộc ấp 1, Thạnh Đức, Bến Lức, Long An). Thuở nhỏ, ông còn có tên là Chơn.

Nguyên quán gốc Nguyễn Trung Trực ở xóm Lưới, thôn Vĩnh Hội, tổng Trung An, huyện Phù Cát, Thị Trấn Bình Định (ngày nay thuộc thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định). Ông nội là Nguyễn Văn Đạo, cha là ông Nguyễn Văn Phụng (tục danh là Thăng hoặc Trường), mẹ là bà Lê Kim Hồng.

Anh-hung-dan-toc-Nguyen-Trung-Truc
Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực

Xem thêm: Bản sắc văn hóa dân tộc là gì?

Khi chiến tranh Tây Sơn nổ ra, gia đình ông Nguyễn Văn Đạo (ông nội của Nguyễn Trung Trực) chạy giặc vào Nam định cư tại thôn Bình Nhựt, tổng Bình Cách, huyện Thuận An, Phủ Tân Bình, trấn Phiên An (nay thuộc xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) và sinh sống bằng nghề chài lưới.

Quá trình hoạt động chiến đấu giặc ngoại xâm của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực

Nghĩa quân dưới quyền lãnh đạo của ông gồm một số nhà yêu nước gồm: Nguyễn Văn Điền, Nguyễn Học, lương thân Hồ Quang…tổ chức cuộc phục kích đốt tàu L’Esperance của Pháp trưa ngày 10-12-1861 tại vàm Nhật Tảo.

Sau đó, ông tiếp tục chiến đấu qua lại trên địa bàn Gia Định, Biên Hòa. Sau khi ba tỉnh miền đông Nam Bộ mất ông được phong làm Lãnh binh. Năm 1861 ông lại được triều đình phong chức Hà Tiên thành thủ úy để trấn giữ đất Hà Tiên.

Le-hoi-tuong-nho-anh-hung-dan-toc-Nguyen-Trung-Truc-
Lễ hội tưởng nhớ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực

Xem thêm: Trang phục dân tộc thái trắng có gì đặc sắc

Sau khi thành Hà Tiên thất thủ, ông rút quân về Rạch Giá lập căn cứ chiến đấu ở Hòn Chồng. Ngày 16-6-1868 ông cho quân đánh úp đồn Kiên Giang (nay là thị xã Rạch Giá) tiêu diệt địch và làm chủ tình hình được tài liệu. Pháp phản công, ông rút ra đảo Phú Quốc lập căn cứ nhằm chống giặc lâu dài. Pháp phải huy động một lực lượng hùng hậu đến bao vây và tấn công đảo. Đến tháng 10-1868, để bảo đảm lực lượng nghĩa quân và nhân dân trên đảo, ông tự nộp mình cho giặc.

Sau nhiều lần dụ dỗ, mua chuộc ông không thành chúng giải ông về Sài Gòn, viên thống soái Nam Kì lúc đó vừa dụ hàng, vừa hăm dọc, ông trả lời: “ Thưa Pháp soái, chúng tôi chắc rằng lúc nào ngài trừ cho hết cỏ trên mặt đất thì chừng đó ngài mới may ra trừ tiệt được những người ái quốc của xứ sở này”.

Ngày 27-10-1868 giặc Pháp đem ông ra hành hình ở chợ Rạch Giá, ông hưởng dương 31 tuổi.

Ở nhiều tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long… nhân dân đã lập đền thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, vào ngày 27, 28, 29/8 âm lịch hằng năm tổ chức lễ tưởng niệm trọng thể.

Lễ giỗ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực nay đã trở thành một lễ hội truyền thống của người dân Nam bộ. Hàng năm hàng trăm người từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long kéo về chung tay sửa sang đền thờ, dựng rạp, nấu cơm… như những đứa con, cháu tề tựu về lo cúng giỗ cho tổ tiên mình.

Rate this post