Dân tộc đông thứ 2 Việt Nam là dân tộc nào?

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, các dân tộc sinh sống yêu thương, đùm bọc nhau. Vậy dân tộc đông thứ 2 Việt Nam là dân tộc nào? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé.

Dân tộc đông thứ 2 việt nam

Trong số các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, đông nhất là dân tộc Tày. Người Tày còn có một số tên gọi khác như Thổ, Ngạn, Phén, Pa Dí, Thu Lao.  Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Tày ở Việt Nam có dân số 1.626.392 người, là dân tộc có dân số đứng thứ hai tại nước ta, sau người Kinh.

Tiếng nói người Tày thuộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái (ngữ hệ Thái – Ka Ðai). Người Tày có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, có thể từ nửa cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên. Người Tày sống tập trung các tỉnh Ðông Bắc, từ Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang đến Lào Cai, Yên Bái.

Người Tày có một nền nông nghiệp cổ truyền khá phát triển với đủ loại cây trồng như lúa, ngô, khoai… và rau quả mùa nào thức đó. Người Tày sống định cư, quây quần thành từng bản chừng 15 đến 20 hộ, có quan hệ gần gũi với người Nùng và người Choang (Trung Quốc). Bản thường được lập ở chân núi hay ven suối, tên bản thường gọi theo tên đồi núi, đồng ruộng, khúc sông. Mỗi bản có từ 15 đến 20 nóc nhà. Bản lớn chia ra nhiều xóm nhỏ.

Dan-toc-dong-thu-2-Viet-Nam
Dân tộc đông thứ 2 Việt Nam

Xem thêm:

Người Tày nổi tiếng làm thủy lợi giỏi. Từ rất lâu đời, họ đã biết áp dụng nhiều biện pháp “dẫn thủy nhập điền”; đưa nước về tưới cho ruộng lúa như đào đắp mương; bắc đường ống nước hoặc máng dẫn nước, đắp đập; làm guồng nước tự động. Họ có tập quán đập lúa ở ngoài đồng trên những máng gỗ; được gọi là loỏng rồi mới dùng dậu gánh thóc về nhà.

Gia đình của dân tộc đông thứ 2 Việt Nam này thường quý con trai hơn và có quy định rõ ràng trong quan hệ giữa các thành viên trong nhà. Vợ chồng yêu thương nhau, ít ly hôn. Ðã từ lâu không còn tục ở rể.

Trang phục dân tộc Tày khá độc đáo, có phong cách mỹ thuật với lối dùng màu chàm phổ biến, đồng nhất cả nam và nữ, mặc áo lót trắng bên trong áo màu chàm.

Nam giới thường là áo cánh 4 thân (slửa cỏm) – loại áo xẻ ngực, cổ tròn cao, không cầu vai, xẻ tà, có hai túi nhỏ dưới hai thân trước, cài cúc vải. Trong dịp tết, lễ hội, mặc thêm áo dài 5 thân xẻ nách phải, đơm cúc vải hay cúc đồng. Quần (khóa) cũng làm bằng vải sợi bông nhuộm chàm như áo, cắt theo kiểu quần đũng chéo, độ choãng vừa phải dài tới mắt cá, chân đi giày vải. Khăn đội đầu màu chàm quấn trên đầu theo lối chữ nhân.

Trang-phuc-cua-dan-toc-Tay
Trang phục của dân tộc Tày

Trang phục nữ giới có áo cánh, áo dài năm thân, quần váy, thắt lưng, khăn đội đầu, hài vải. Áo cánh là loại 4 thân xẻ ngực, cổ tròn, có hai túi nhỏ phía dưới hai vạt trước, thường được cắt may bằng vải chàm hoặc trắng, khi đi hội thường được mặc lót phía trong áo dài.

Người Tày thờ tổ tiên và bái vật giáo. Bàn thờ tổ tiên của người Tày đặt chính giữa nhà và làm thành một không gian riêng và được cung kính hết mực. Khách và phụ nữ trong nhà chửa đẻ không được phép ngồi hay nằm trên ghế, giường trước bàn thờ. Họ thường dùng bữa sau 2 giờ chiều và 8 giờ tối. Trong tôn giáo của người Tày, ngày 3-3 âm lịch là ngày tảo mộ, ngày lễ quan trọng nhất của họ.

Người Tày mến khách, cởi mở, dễ làm quen và thích nói chuyện. Họ rất trọng người cùng tuổi, khi đã kết nghĩa bạn bè thì coi nhau như anh em ruột thịt, bà con thân thích của mình. Hy vọng với những thông tin trên đây bạn đọc đã có cái nhìn khái quát hơn về dân tộc đông thứ 2 Việt Nam này.

Rate this post