Phong tục cưới hỏi truyền thống của Việt Nam từ xưa đến nay

Cưới hỏi là chuyện trọng đại của mỗi cặp đôi uyên ương và việc thực hiện các nghi lễ cũng là điều vô cùng quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ phong tục cưới hỏi của người Việt Nam từ xưa đến nay. Bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé.

Các phong tục cưới hỏi

Từ xa xưa người Việt đã luôn coi trọng lễ cưới và đây được coi là việc hệ trong nhất của cuộc đời. Trong đám cưới của người Việt sẽ mang đậm ý nghĩa bản sắc văn hóa Phương Đông. Mặc dù trong thời buổi hiện nay ngày càng tiếp thu nhiều những cái mới nhưng nhưng nghi thức quan trọng trong lễ cưới vẫn được gìn giữ bởi nó là nét đẹp văn hóa.

Mỗi miền ở Việt Nam có những nghi thức riêng khá giống nhau nhưng về cơ bản sẽ có 3 nghi lễ chính là: Dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ thành hôn.

Lễ dạm ngõ

Đây cũng là một trong những nghi lễ quan trọng và thường thì nhà trai sẽ chủ động xem ngày đẹp sau đó thông báo cho nhà gái biết để mọi thủ tục diễn ra được trọn vẹn hơn.

Dạm ngõ được coi như lễ ra mắt nhà trai và gái để cho 2 bên thêm thân thiết hơn trước khi tiến đến hôn nhân. Do đó không cần mang theo lễ vật mà chỉ cần mang theo trầu cau hoặc bánh kẹo, hoa quả. Tùy thuộc vào từng vùng miền mà nhà trai đem đến sẽ có sự khác biệt như:

  • Miền Bắc: Thường có cặp rượu, trầu cau, trà và bánh. Số lượng sẽ chuẩn bị theo số chẵn.
  • Miền Nam: Có cặp bánh phu thê, rượu, trà, mâm ngũ quả và có cả trầu cau têm cánh phượng.
  • Miền Trung: bao gồm khay trầu cau, chai rượu, lễ gói giấy đỏ.

Lễ ăn hỏi

Buổi lễ ăn hỏi chính là thông báo chính thức ở cả bên nội và ngoại, các thủ tục ăn hỏi, xin cưới cũng sẽ được thực hiện luôn trong ngày ăn hỏi.

Lựa chọn ngày lành tháng tốt tiếp đến nhà trai chuẩn bị các lễ vật do nhà gái yêu cầu.  Theo phong tục nhà trai sẽ cần chuẩn bị đồ như: Khay trầu rượu, bánh, kẹo, trái cây, lợn sữa quay, bánh phu thê, cặp trà song hỉ, nữ trang cho cô dâu như dây chuyền, lắc, vòng… Tùy thuộc vào thách cưới của nhà gái và từng vùng miền mà đồ vật mang đến ăn hỏi nhà gái sẽ khác nhau. Số lượng tráp ăn hỏi ở miền Bắc thường là số lẻ 3, 5, 7, 9 tráp, trong khi ở miền Nam thì là số chẵn 4, 6, 8 hoặc 10 tráp.

Lễ cưới

Lễ cưới là buổi lễ trọng đại của cô dâu và chú rể, tại đây hai bên gia đình sẽ mời khách đến ăn uống, dự tiệc và chúc mừng.

Nhà trai sẽ chuẩn bị mâm lễ và phong bì tiền được bỏ trong khay nhỏ và mẹ chú rễ sẽ trao tăng cho cô dâu. Nhà trai sẽ đến nhà gái trao đầu xin dâu và chú rể sẽ lên phòng đón cô dâu.

Tiếp đến cô dâu và chú rể làm lễ gia tiên tại nhà gái, thắp hương, mời trà và sau cùng sẽ đưa cô dâu về nhà  trai. Theo tục lệ thì số người đưa dâu sẽ tương ứng với các số sinh hoặc lão để nhằm mục đích đem đến với đôi vợ chồng trẻ. 

Khi đi rước cô dâu về nhà trai, cô dâu và chú rể cùng thắp hương trước bàn thờ gia tiên của nhà trai.

Theo sự chủ trì của chủ hôn, cô dâu sẽ làm lễ và nghe lời căn dặn của ba mẹ và nhận lời chúc phúc của họ hàng, bạn bè.

Xem thêm:

phong-tuc-cuoi-hoi

Những lưu ý nên kiêng kị khi tổ chức đám cưới

Để có một đám cưới hoàn hảo các cặp đôi nên lưu ý một số điều cần kiêng kị như:

Không nên cưới vào năm kim lâu

Năm kim lâu sẽ được xét theo tuổi cô dâu có đuôi là 1, 3, 6, 8 và theo quan niệm của dân gian thì vào những năm kim lâu nếu kết hôn sẽ gặp phải nhiều điều không may mắn trong quan hệ vợ chồng và hôn nhân và cuộc sống. Nếu vào năm kim lâu đã định cưới thì nên tổ chức khi qua ngày Đông Chí. 

Không cưới vào những ngày khung giờ, ngày, tháng xấu

Đám cưới là việc trọng đại nên cần được tổ chức vào những ngày đẹp để cuộc sống sau này sẽ yên ả, gặp nhiều may mắn, thuận lợi hơn. Hầu hết những ngày cưới sẽ được tổ chức vào ngày Hoàng đạo, kiêng tổ chức vào ngày sát chủ, tam tai, tam nương. Mùa đông cũng thường được tổ chức vào mùa thu hoặc đông tránh những thời gian ngày cùng tháng tận.

Kiêng kỵ trong ngày ăn hỏi

Trong ngày ăn hỏi cô dâu cần hạn chế xuất hiện trực tiếp cho đến khi 2 bên gia đình đã thưa xong chuyện như vậy mới đón cô dâu ra để mời nước họ hàng. Theo quan niệm nếu nàng dâu xuất hiện trước khi chú rể đón sẽ gây ra thất lễ.

Không được sơ sài việc chuẩn bị bài thờ cúng

Tùy vào điều kiện của từng gia đình mà chuẩn bị ban thờ trong ngày cưới được tươm tất hơn tuy nhiên tất cả cần được đảm bảo sạch sẽ, bày biện đẹp và có đủ các vật phẩm như xôi, rượu, gà luộc, hoa  quả, vàng mã… Hôn lễ sẽ cần được cử hành ở bàn thờ tổ tiên có đủ hoa quả, rượu thuốc…

Kiêng làm đám cưới khi nhà có tang

Theo quan niệm dân gian của người Việt, con cái phải để tang cha mẹ ba năm, cháu để tang ông bà một năm mới đoạn tang và lúc này gia đình mới có thể có hỷ sự.  Do đó trong thời gian nhà có tang việc chọn thời gian cưới để diễn ra vô cùng khó khăn.

Mẹ đẻ không được đưa con gái về nhà chồng

Quan niệm này sẽ bắt nguồn từ việc nếu mẹ đẻ đưa con gái về nhà chồng sẽ suy nghĩ đến sự bịn rịn và khiến cô dâu bỏ về nhà mẹ đẻ. Hầu hết trong ngày rước dâu sẽ là bố đẻ đưa cô dâu về nhà chồng.

Người đang chịu tang không được dự đám cưới

Người đang có tang được khuyên là không nên đến tham dự đám cưới bởi có thể họ sẽ mang đến sự đen đủi, vận hạn đến cho gia chủ.

Việc trải giường cho cô dâu, chú rể

Người trải giường sẽ có ý nghĩa tác động đến cuộc sống vợ chồng của 2 bạn trẻ nên thường sẽ lựa chọn những người phụ nữ đã có gia đình để trải giường.

Phong tục khi 2 đám cưới gặp nhau ra sao? Theo quan niệm của người phương Đông, vào ngày này cặp đôi sẽ tiến hành những nghi thức để chính thức trở thành vợ chồng của nhau. Trên thực tế, không có bất kì một quan niệm nào nói rằng những đám cưới kiêng kị việc đi đường gặp nhau. Chính vì vậy, nếu như bạn đang trên đường đi đón dâu hoặc rước râu về mà gặp một đám cưới khác thì điều đó cũng hoàn toàn bình thường và rất dễ hiểu.

Hi vọng rằng, với những thông tin mà được cung cấp trên đây sẽ giúp cho các cặp đôi có thêm nhiều thông tin hữu ích  về phong tục cưới hỏi để có đám cưới hoàn hảo hơn.

 

Rate this post