Công thức tính diện tích hình thang thường gặp

Hình thang là hình chúng ta gặp rất nhiều trong đời sống hàng ngày nhất là toán học. Trong bài dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về công thức tính diện tích hình thang phổ biến nhất.

Hình thang là một tứ giác lồi có hai cạnh song song. Hai cạnh song song của hình thang được gọi là các cạnh đáy, các cạnh còn lại gọi là cạnh bên.

Có 3 loại hình thang thường gặp là:

  • Hình thang thường
  • Hình thang vuông
  • Hình thang cân

Hình thang có các dạng đặc biệt như hình thang cân, hình thang vuông mà ta gặp khá nhiều trong cuộc sống hàng ngày.

Dấu hiệu nhận biết hình thang:

– Tứ giác mà có hai cạnh đối song song.

– Hình thang mà có hai góc kề một đáy là hình thang cân.

– Hình thang mà có một góc vuông là hình thang vuông.

– Hình thang mà có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.

– Hình thang mà có hai cạnh bên bằng nhau là hình thang cân.

– Tính chất về góc: Hai góc kề một cạnh bên của hình thang có tổng bằng 180° nằm ở vị trí trong cùng phía của hai đoạn thẳng song song là 2 cạnh đáy.

 Tính chất về cạnh: Một hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau thì hai cạnh bên song song và nếu bằng nhau và ngược lại.

Công thức tính diện tích hình thang

Hình thang vuông là hình thang có một góc vuông. Dấu hiệu nhận biết hình thang có một góc vuông thì đó là hình thang vuông. Hình thang vuông nằm trong các trường hợp đặc biệt của hình thang.

cach-tinh-dien-tich-hinh-thang0

Cách tính diện tích hình thang

Công thức tính diện tích của hình thang vuông

Diện tích hình thang vuông bằng một nửa tích của tổng 2 đáy và chiều cao ứng với 2 cạnh đáy, đơn vị diện tích chính là mét vuông hoặc diện tích hình thang vuông bằng tích của đường cao và trung bình cộng của 2 đáy. Theo đó chúng ta có cách tính như sau:

S = 1⁄2 h (a + b)

Trong đó thì:

  • S: Diện tích hình thang
  • a, b: Độ dài 2 đáy của hình thang
  • h: Độ dài đường cao (chính là cạnh vuông góc với 2 cạnh đáy)

Cách tính diện tích hình thang cân

Hình thang cân được hiểu là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau, chúng ta thường gặp các bài tập hình thang cân ở lớp học 4,5 hình thang cân có 2 cạnh bên của hình thang cân bằng nhau và không song song với nhau.

Chúng ta có thể áp dụng công thức như tính hình thang như bình thường, ngoài ra thì các em cũng có thể chia nhỏ hình thang cân ra để tính diện tích từng phần rồi cộng lại với nhau sẽ ra kết quả.

Công thức tính chu vi hình thang cân

Hình thang cân: đó là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau. Chính 2 cạnh bên của hình thang cân bằng nhau thì chúng sẽ không song song với nhau. Theo đó, có tông thức tính chu vi hình thang cân là:

P = (2 x a) + b + c

Trong đó:

    P là ký hiệu chu vi.

    a, b là hai cạnh đáy hình thang.

    c, d là cạnh bên hình thang.

Rate this post