Đổi mới giáo dục bậc THPT cần đi đúng hướng

Những năm gần đây, chương trình giáo dục của nước ta đang dần dần được đổi mới và đã có những dấu hiệu tích cực. Thế nhưng, với việc đổi mới ở bậc học THPT, Bộ GD&ĐT vẫn đang tỏ ra lúng túng.

Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở các cấp học là một nhu cầu cấp thiết của nước ta hiện nay. Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo những yêu cầu mới về nguồn nhân lực nên đổi mới giáo dục là điều tất yếu. Có nhiều đề án được đưa ra và thực hiện, cũng có nhiều phương án đang tỏ ra thành công với bậc Tiểu học và THCS. Nhưng đổi mới ở bậc THPT vẫn là một điều khó khăn mà kì thi THPT Quốc gia chính là ví dụ tiêu biểu. Đổi mới hình thức thi tốt nghiệp và đại học trong khi chương trình dạy và học vẫn không thay đổi gì, làm học sinh năm nào cũng kêu trời và quy chế thi vẫn cứ thay đổi xoành xoạch hàng năm để tìm ra lối đi phù hợp. Vậy cần phải làm như thế nào?

Thay đổi phương pháp dạy

 

 

Đây chính là điều đầu tiên cần đổi mới với bậc học THPT. Đề thi yêu cầu những kiến thức mở và vận dụng linh hoạt, thế nhưng việc dạy học hầu hết vẫn theo kiểu “truyền thống”: đọc – chép. Nhất là với môn Ngữ văn. Ôn thi chỉ là giáo viên đọc đề và đọc bài giải cho học sinh chép. Ít khi có hướng dẫn gợi mở để học sinh tự cảm nhận, tự làm. Khối lượng kiến thức quá nhiều dẫn đến việc “học tủ” và tất nhiên sẽ dẫn đến những vụ “khóc dở mếu dở” vi bị tủ đè.

Kết quả hình ảnh cho Lịch Sử đang là môn cần đổi mới phương pháp dạy nhất

Lịch Sử đang là môn cần đổi mới phương pháp dạy nhất

Cần có những cách dạy gợi mở tư duy của học sinh, kích thích khả năng phản biện, suy nghĩ và phát biểu ý kiến, khơi gợi cảm hứng về môn học. Không cần quá khuôn mẫu, cứng nhắc, chỉ cần vẫn đảm bảo đủ lượng kiến thức truyền đạt đến học sinh. Cấp 3 là khoảng thời gian các em học sinh bắt đầu bước vào một giai đoạn phát triển với nhiều sự thay đổi tâm sinh lý, mong muốn được thể hiện, chứng tỏ bản thân mình. Vì vậy nên định hướng cho các em một cách đúng đắn, giúp các em phát huy hết khả năng. Như vậy thì chỉ có đổi mới cách dạy là điều cần thiết nhất.

Các môn học mới

 

 

Cần giảm lượng kiến thức hàn lâm cho các em học sinh và đưa vào chương trình nhiều môn học mới có ích hơn cho các em sau này như các kỹ năng sống. Đa phần các em học sinh khi rời khỏi mái trường THPT đều bỡ ngỡ với môi trường mới, dễ bị vướng vào những cám dỗ, lừa lọc. Nên trang bị đầy đủ những kỹ năng cơ bản cần thiết cho các em như: kỹ năng giao tiếp, nhận biết và đối phó với các mối nguy hiểm, các kiến thức liên quan đến tình yêu và tình dục. Thực sự mảng “nhạy cảm” này vẫn luôn bị né tránh khiến các sự việc có thai sớm, nạo phá thai tuổi vị thành niên vẫn thường xuyên diễn ra.

Ngoài ra, cần đưa thêm các môn về văn hóa thể thao bên cạnh các môn học thường thức. Đưa các môn thể thao vào trường học, lập các CLB, đội nhóm để các em có nơi luyện tập và tập họp, tổ chức các giải thi đấu… Thể thao giúp rèn luyện và nâng cao sức khỏe, không có gì là không phải khi khuyến khích học sinh tham gia các môn thê thao cả.

Kết quả hình ảnh cho Cần đưa thêm các hoạt động thể thao vào trường THPT

Cần đưa thêm các hoạt động thể thao vào trường THPT

Phương thức đánh giá

 

 

Điểm số là phương thức duy nhất đánh giá một học sinh từ trước đến nay. Vì thế các em luôn luôn phải học, học ngày học đêm, đi học thêm đủ mọi chỗ chỉ để có được điểm số cao và một cái giấy khen học sinh giỏi. Trong khi đó, các kỹ năng sống khác thì vô cùng thiếu hụt. Không phải là bỏ hẳn điểm số, chỉ cần thêm vào các tiêu chí đánh giá khác như sự tham gia tích cực các hoạt động trường lớp, hay thái độ cư xử với thầy cô, bạn bè, các năng khiếu cá nhân… Điều này giúp đánh giá các em học sinh toàn diện và chính xác hơn so với chỉ điểm số.

Nói chung, cần sự đổi mới toàn diện đối với bậc học THPT, để các em có được mọt hành trang tốt nhất trước khi bước chân vào ngưỡng cửa cuộc đời.

Rate this post