Tất cả những phong tục ma chay của người Việt Nam từ xưa đến nay

Việc tổ chức tang lễ cho người đã mất là một phần không thể thiếu để bày tỏ lòng thương xót đối với người đã mất. Bài viết dưới đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu về chủ đề phong tục ma chay Việt Nam.

Ý nghĩa của phong tục ma chay

Đám ma hay đám tang là cụm từ để chỉ những phong tục, nghi thức thực hiện cho người đã mất đây là phong tục đã có từ lâu đời và đến nay nó vẫn được gìn giữ. Người Việt Nam có quan niệm tâm linh con người mất đi chưa phải là hết, lúc này linh hồn của họ chỉ rời khỏi thể xác và đi về một thế giới khác mà người trần không thể nhìn thấy được. Gia quyến, bạn bè, người thân của những người mất sẽ tổ chức tang lễ để tưởng nhớ đến người đó.

Từ đây mà phong tục ma chay cũng được ra đời và mọi nghi lễ thực hiện trong đám tang đều được gọi chung là phong tục ma chay. Con người Việt Nam sống theo đạo lý uống nước nhớ nguồn từ ngàn đời xưa của dân tộc nên các phong tục ma chay sẽ mang ý  nghĩa tưởng nhớ đến người đã khuất. Đây cũng là cơ hội cuối cùng để người còn sống thể hiện lòng kính trọng, hoàn thành tâm nguyện với người đã mất, như vậy người mất sẽ được thanh thản hơn.

Phong tục ma chay tại Việt Nam

Tổ chức lễ tang cho những người đã khuất không hề đơn giản, bởi có rất nhiều các nghi lễ liên quan được thực hiện trong  đám tang nên để tổ chức tang lễ trọn vẹn hãy cùng tham khảo các phong tục ma chay bao gồm:

  • Khiêng người chuẩn bị mất ra giữa nhà: Đây là hành động chứng tỏ rằng người mất một cách quanh minh chính đại. Sử dụng một miếng lụa trắng dài đặt lên mặt có nhiều người cho rằng khi đặt lên ngực để hồn người sắp chết nhập vào và kết thành hình người.
  • Khi đã tắt thở thì tang chủ: Thường người con trai trưởng sẽ là chủ lễ và lấy chiếc đũa để ngang hàm sau đó dùng một miếng giấy phủ lên mặt để tránh việc bị ma quỷ ám hại.Tiếp đến khiêng xác xuống đất, rồi lại khiêng lên giường. Phong tục này mang ý nghĩa là người ta sinh ra bởi đất thì khi chết cũng về lại với đất.
  • Người con cầm áo của người chết mới thay: Dùng áo của người chết mới thay để phục hồn, chiêu hồn và tỏ ý mong người đã mất sống lại. Theo Đạo Phật thì vía chính là tinh thần của người phải phụ vào xác mới tồn tại và khi người mất sẽ tan biến đi. Sau khi hú vía xong tụt xuống bằng lối sau và mang áo vừa được hú vía phủ lên xác.
  • Dùng nước thơm tắm rửa cho người đã mất: Song song với đó cắt móng tay, móng chân, tắm và thay quần áo mới cho người đã mất. Quần áo sẽ được thay tùy thuộc vào hoàn cảnh của từng gia đình, chết trẻ hay chết già. Sau khi tắm các đồ dùng và nước tắm sẽ được đem đi chôn.
  • Thực hiện lễ phạn hàm hay ngậm hàm:  Mở miệng người chết và để vào đó một nắm gạo, ba đồng tiền.  Gạo sẽ mang ý nghĩa để linh hồn người chết ăn không bị thành ma đói, tiền dùng để đi đò hoặc qua cầu sang thế giới bên kia. Xa xưa thì những nhà giàu họ thường sử dụng gạo và vàng để làm lễ phạn hàm.
  • Làm lễ khâm liệm: Sử dụng vải bọc xác trước khi đặt người đã mất vào áo quan, bọc kín, buộc chặt và tạo thành một khối vuông vức.
  • Lễ nhập quan: Lót giấy bản, rắc trà khô để hút nước từ người đã mất tiết ra. Trước khi nhập quan cần phải chọn giờ và tránh tuổi và dùng bùa để dán ở trong và ngoài quan tài.  Khi mọi việc đã xong xuôi thì sơn gắn quan tài chắc chắn hơn và đặt ở giữa gian nhà.
  • Lễ thiết linh: Lễ thiết lập linh vị đặt bàn thờ tang. Lấy đó làm lễ thờ người sống mà lễ, mỗi lần lạy chỉ lạy hai lạy.
  • Lễ thành phục: Con cháu của người đã mất mặc đồ tang để cúng tế và đáp lễ khi khách đến viếng. Sau lễ thành phục mới chính thức phát tang.
  • Nghi thức tang gia: Đây là phong tục hàng ngày phải có 3 buổi cúng cơm, buổi sáng, trưa, chiều. Trong cúng cơm, các người con trai có thể thay nhau, dâng trà, rượu, cơm thịt trước linh tọa, có khi là cháu đích tôn.
  • Nghi lễ động quan, di quan: Nhiều gia đình con cái, dâu, rể suốt đêm không ngủ và tập trung bên áo quan để tưởng nhớ đến người đã mất. Khi đi đường đến nghĩa trang, tang gia rải giấy tiền vàng bạc, nhằm hối lộ cho đám tà ma quỷ dữ, kẻo quan tài nặng nề khó đi.
  • Nghi lễ hạ huyệt: Khi nhà đòn đưa quan tài đến nghĩa trang, ở đây nếu có nhà trạm thì đưa áo quan vào, cho bên tang gia quỳ lễ cảm ơn, hoặc có phần đọc điếu văn và đáp tạ cũng được diễn tiến tại đây.
  • Nghi lễ ngu tế:  An táng xong, cả tang gia trở về lại nhà, việc thực hiện cho nên tế 3 lần để hồn phách người chết được yên ổn.

Xem thêm:

phong-tuc-ma-chay

Những điều kiêng kỵ khi thực hiện phong tục ma chay

Phong tục ma chay của người Việt chúng ta bao gồm rất nhiều thủ tục nên hầu hết các gia quyến sẽ không thể tránh khỏi được sự thiếu sót có thể xảy ra. Các bạn nên tránh những điều dưới đây như:

Không để cho mèo nhảy qua xác người đã mất

Trong dân gian đồn đại về câu chuyện quỷ nhập tràng nếu không may để cho chó hoặc mèo nhảy qua xác của người đã mất thì sẽ có nhiều chuyện không may sẽ xảy ra. Nên cần kiêng kỵ điều này trong quá trình thực hiện tang lễ.

Khi nhập quan không được khóc

Lúc nhập quan đây là nghi thức thầy cúng cùng với gia đình đưa thi hài người đã mất vào quan tài. Thực hiện nghi thức này sẽ có những người phạm tuổi phải lánh mặt và cấm kỵ không để nước mắt rơi xuống.

Trang phục dự tang lễ

Kiểu trang phục sẽ tùy thuộc vào vai vế, tuy nhiên màu trắng và đen sẽ là màu chủ đạo của trang phục trong tang lễ. Mặc sai phục tang có thể đem đến điềm đen đủi.  Ngoài ra thì trang phục của những người đến viếng đám ma cũng cần lịch sự và lựa chọn màu tối trang phục không có họa tiết cầu kì nhằm thể hiện sự tôn trọng người đã mất.

Trên đây là những điều các bạn cần biết về phong tục ma chay Việt Nam. Các bạn hãy đọc và ghi nhớ những điều này để có thể thực hiện đúng đắn. 

Rate this post